Một gia đình ba thế hệ tham gia kháng chiến

Thứ tư - 27/07/2022 10:23 732 0
Cái xóm nhỏ và nghèo mang tên xóm Tân Ninh, thôn Tân Kiều, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định mà bao đời người dân ở đây thường gọi là xóm Chòi nằm bên bờ sông Thạch Yển, nhánh bắc phái sông Côn lại là nơi sớm có phong trào cách mạng từ thời chống Pháp. Đặc biệt là gia đình cụ Châu Du có đến ba thế hệ tham gia hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ.
Cụ Châu Du hoạt động từ trước Cách mạng tháng Tám- 1945, rồi tiếp tục tham gia xây dựng chính quyền cách mạng, xây dụng vùng tự do hậu phương kháng chiến trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Kháng chiến thắng lợi, Hiệp định đình chiến Giơnèvơ ký kết, nhưng còn đó nỗi đau chia cắt đất nước, cụ Châu Du ở lại miền Nam hoạt động, khi chính quyền Ngô Đình Diệm vừa mới tiếp quản, vợ chồng, con cháu cụ đều bị đối phương đàn áp khủng bố hết sức dã man. Vì tuổi cao sức yếu lại bị những đòn tra tấn của kẻ thù, nên cụ Châu Du mang bệnh tật và sớm qua đời khi cuộc kháng chiến chống Mỷ, cứu nước mới bắt đầu. 
Sau khi cụ ông mất, cụ bà Nguyễn Thị Đẩu cùng thế hệ các con trai, con  gái, dâu rể, cháu nội, cháu ngoại đều tiếp tục hoạt động cách mạng. Ngoài người con trai thứ tư là Châu Ngọc Hòa đi tập kết ra Bắc, anh chị em còn lại ở miền Nam đều tham gia hoạt động cơ sở bí mật, rồi lần lượt lên đường kháng chiến, tiêu biểu là vợ chồng người con trai đầu Châu Ngọc Anh và Phan Thị Cừu cùng các con. 
Sau nhiều năm bị địch bắt bớ giam cầm, nhốt ở đình miễu, rồi đày hết nhà tù này đến nhà tù khác, chịu bao cực hình tra tấn cực kỳ dã man. Cuối năm 1964, Châu Ngọc Anh cùng với một số đồng chí của mình đã mưu trí vượt khỏi nhà lao Quy Nhơn, về địa phương tham gia lãnh đạo xây dựng thực lực và phong trào cách mạng xã Nhơn Mỹ, mở chiến dịch Đồng khởi cuối năm 1964, đầu năm 1965, rồi hai người con gái cũng tiếp tục lên đường làm công tác ở huyện. Người em kề là Châu Đình Thuận tiếp tục thoát ly làm Xã đội trưởng Nhơn Mỹ, hai người em rể cũng lần lượt tham gia lực lượng du kích, trực tiếp đánh địch chống càn quét lấn chiếm vùng giải phóng. Chồng đi thoát ly kháng chiến, vợ ở nhà làm cơ sở giao liên, đào hầm nuôi giấu cán bộ, các con lớn lên làm du kích mật...Cả đại gia đình họ Châu, người nào việc nấy đều tích cực tham gia hoạt động cách mạng.
Sau chiến dịch Đồng khởi, quê hương Nhơn Mỹ, An Nhơn và cả vùng nông thôn rộng lớn trên toàn miền Nam được giải phóng. Để cứu vãn tình thế cho chế độ Sài Gòn, giữa cuối năm 1965 quân Mỹ và chư hầu ào ạt đổ vào miền Nam, ra sức phản kích, đánh phá cả hai miền Nam- Bắc nước ta, gây bao tội ác đối với nhân dân ta. Hai người con trai và con rể của cụ Châu Du là Châu Ngọc Anh- Bí thư xã, rồi Trưởng ban Tài mậu huyện, Châu Đình Thuận- Xã đội trưởng Nhơn Mỹ, Phan Thanh Long- Thôn đội trưởng Tân Kiều lần lượt hy sinh. Vài năm sau vợ liệt sĩ Phan Thanh Long là Châu Thị Phụng cũng tiếp tục lên đường cầm súng trả thù cho chồng con và hai anh, được giao trọng trách làm Bí thư xã Nhơn Mỹ chống địch phản kích trong chiến dịch mùa Hè đỏ lửa năm 1972. Nối tiếp truyền thống cha ông, thế hệ cháu nội, cháu ngoại của cụ Châu Du tiếp tục hoạt động cách mạng, trong đó có 5 người con trai con gái của vợ chồng Châu Ngọc Anh và Phan Thị Cừu, nhất là anh Châu Văn Thắng và Châu Ngọc Vân đã lập nhiều chiến công xuất sắc mà lịch sử Đảng bộ địa phương đã ghi nhận và nhân dân mến phục. 
Châu Văn Thắng mới 15 tuổi, vừa vào học phổ thông trung học đã tham gia lực lượng biệt động thành của Chi đoàn Trần Văn Ơn, hoạt động ngay trong quận lỵ. Với trọng trách đội trưởng du kích mật, anh trực tiếp lên phương án đánh địch ngay giữa khu dồn, bốn bề dày đặc đủ loại lính, kể cả lính Mỹ và Nam Triều Tiên. Đặc biệt là trong năm 1968, Thắng trực tiếp chỉ huy, mưu trí đánh cả trung đội biệt kích Mỹ bằng lựu đạn, khi chúng vừa từ trên xe nhảy xuống giữa khu dồn, lớp chết, lớp bị thương, số còn lại chạy tán loạn. Tiếp sau đó, Thắng và đồng đội mưu trí đặt mìn giữa dốc xe lửa khu dồn Hòa Cư, 3 tên ác ôn tan xác tại chỗ, số còn lại kinh hồn khiếp vía. Địch chưa hoàng hồn, thì Châu Văn Thắng cùng đồng đội tiếp tục đánh lựu đạn vào xe Jeép Mỹ, cả bốn tên sĩ quan Nam Triều Tiên chết cháy. Chúng đâu ngờ, cả đội du kích mật lại là những cậu học sinh còn rất trẻ, đang đứng trước mặt chúng sau những trận đánh diễn ra ngay trong trung tâm quận lỵ.
Hoạt động của cách mạng trong các khu dồn ngày càng mạnh, đối phương  không kiểm soát được, giữa năm 1969, chúng buộc phải cho dân các xã phía tây đang ở khu dồn về lại làng cũ. Hoạt động táo bạo nên bị lộ, cấp trên quyết định rút Châu Văn Thắng đi thoát ly, giao trọng trách xã đội trưởng Nhơn Mỹ, anh mưu trí tổ chức diệt ác phá kèm, trừng trị nhiều chục tên có nợ máu với nhân dân, mở thế kẹp cho quần chúng cách mạng. Châu Văn Thắng không may bị trọng thương do trúng đạn pháo, anh đã hy sinh vào một ngày tháng 4/1970, vừa tròn 20 tuổi. Gương chiến đấu ngoan cường và anh dũng hy sinh của Xã đội trưởng, dũng sĩ, Liệt sĩ Châu Văn Thắng được Huyện ủy tuyên dương, cả huyện học tập nêu gương.
Người em ruột Thắng là Châu Ngọc Vân còn ở tuổi ăn học, nhưng đã tham gia hoạt động nội thành trong tổ chức thanh niên, học sinh của Liên chi đoàn Trần Văn Ơn. Người anh vừa hy sinh, thì Châu Ngọc Vân bị địch bắt, chúng đưa vào lao Quy Nhơn tra tấn dã man rồi đày ra nhà tù Côn Đảo, trước những đòn roi liên tiếp của kẻ thù, anh Châu Ngọc Vân đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 02/8/1973, trên tay hai người bạn tù, cũng là bạn chiến đấu trong lực lượng biệt động thành của Liên chi đoàn Trần văn Ơn, khi Hiệp định Paris đã có hiệu lực được gần 8 tháng. 
Một gia đình có ba thế hệ tham gia kháng chiến và có đến tám người cả con trai, con gái, con rể, cháu nội rể, cháu nội, cháu ngoại hy sinh vì sự nghiệp cách mạng cao cả. Chính sự hy sinh to lớn ấy, nên gia đình cụ Châu Du có đến bốn người đàn bà thuộc hai thế hệ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tăng danh hiệu cao quý: Bà Mẹ Viết Nam Anh hùng. Mẹ chồng, hai người con dâu, một người con gái, đó là: cụ bà Nguyễn Thị Đẩu, vợ cụ ông Châu Du, mẹ của hai người con trai là liệt sĩ Châu Ngọc Anh và Châu Đình Thuận; Phan Thị Cừu- vợ  liệt sĩ Châu Ngọc Anh và mẹ của hai con trai là liệt sĩ Châu Văn Thắng và Châu Ngọc Vân; Châu Thị Phụng- vợ liệt sĩ Phan Thanh Long và con là liệt sĩ Phan Văn Tĩnh; Văn Thị Bửu- vợ liệt sĩ Châu Đình Thuận và con trai liệt sĩ Châu Văn Minh. 
Sự hy sinh của một gia đình cả ba thế hệ đều nối tiếp tham gia kháng chiến thật lả phi thường và đã trở thành huyền thoại. Nhân ngày kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh- liệt sỹ, những dòng viết ngắn ngủi này như là nén tâm nhang dâng lên hương hồn các Anh hùng, liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng- những người đã hy sinh trọn đời vì sự trường tồn của dân tộc và sự phồn vinh của đất nước.
 

Tác giả bài viết: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập256
  • Hôm nay17,250
  • Tháng hiện tại285,779
  • Tổng lượt truy cập3,057,568

1057/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 08/07/2024

1101/UBND

V/v cho cải táng tại Khu cải táng phục vụ GPMB Khu Công nghiệp Nhơn Hòa

Thời gian đăng: 08/07/2024

1076/UBND

V/v chủ trương thành lập Tổ thẩm định các nội dung có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu đối với đơn vị mua sắm tập trung tại thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 02/07/2024

1050/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 28/06/2024

1060/UBND

V/v thay thế thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Thỏa thuận khung hợp tác cấp địa phương về nước sạch, thu gom và xử lý nước thải giữa UBND tỉnh Bình Định với hai Nghiệp đoàn SEAFF và SFL của Pháp (phía Việt Nam)

Thời gian đăng: 01/07/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây