Cuộc đời Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Cải

Thứ tư - 20/07/2022 11:14 611 0
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta bước sang năm thứ 3, thì vợ chồng ông Nguyễn Đình Thanh- Nguyễn Thị Cải sinh được người con gái đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Thị Quý, từ ấy mẹ Cải còn có tên thường gọi theo người con đầu là mẹ Quý. Đến năm 1950, các thôn phía đông bắc xã Nhơn hậu tách ra thành lập đơn vị hành chính mới lấy tên là Đập Đá, cũng năm ấy hai vợ chồng mẹ Cải sinh người con thứ hai là con trai đặt tên là Nguyễn Đình Nhĩ. Ba năm sau, 1953 mẹ sinh tiếp người con thứ ba là Nguyễn Thị Hà.
Vợ chồng Nguyễn Đình Thanh- Nguyễn Thị Cải cùng với nhân dân tích cực xây dựng chính quyền và các đoàn thể cứu quốc, vừa lo công việc gia đình, hăng hái tham gia các phong trào thi đua sản xuất, triệt để thực hành tiết kiệm, tự cấp tự túc chống địch bao vây kinh tế, ra xây dựng hậu phương kháng chiến, bảo vệ vùng tự do, phục vụ chiến trường, góp phần phục vụ kháng chiến giành thắng lợi. 
Hiệp định Giơnèvơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, đất nước ta tạm chia hai miền. An Nhơn- Bình Định nằm trong khu vực tập kết 300 ngày, tại cầu Đập Đá (cũ), ngày 12/5/1955 bà con nhân dân lưu luyến tiễn đưa cán bộ, bộ đội xuống cảng Quy Nhơn tập kết ra miền miền Bắc làm nhiệm vụ mới. Cũng thời điểm này, Mẹ Cải trở dạ sinh người con thứ tư đặt tên là Nguyễn Đình Dĩ, là người con sinh ra vào lúc chia đôi đất nước, chồng mẹ lại ốm nặng nên không đi tập kết, ở lại miền Nam cùng vợ hoạt động hợp pháp trong lòng địch.
Với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, để dễ bề thôn tính miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, đối phương dựng lên ở miền Nam chính quyền độc tài, thực hiện chính sách trả thù hèn hạ những người kháng chiến cũ, trong đó vợ chồng mẹ Cải, thẳng tay đàn áp khủng bố đẫm máu cán bộ, đảng viên, những người mà chúng quy tội là thân cộng, thiên cộng.
Trước tình hình thực lực và phong trào cách mạng ở miền Nam bị tổn thất nặng nề, đầu năm 1959, Trung ương đã kịp thời ban hành Nghị quyết 15 lịch sử về chuyển hướng cách mạng miền Nam là dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực cách mạng. Nghị quyết của trung ương đã tạo ra bước ngoặt lớn cho phong trào cách mạng ở miền Nam, trong đó có quê hương Đập Đá, quần chúng cách mạng vô cùng phấn khởi. Cũng năm 1959, gia đình mẹ Cải gặp chuyện vừu vui, vừa buồn là khi người con út vừa chào đời đặt tên là Nguyễn Thanh Trà thì chồng mẹ bị địch tra tấn lâm bệnh nặng đã qua đời, để lại cho mẹ 5 người con còn nhỏ, lớn nhất mới 10 tuổi, sáu mẹ con sống trong nanh vuốt của kẻ thù. Với bản lĩnh một cơ sở trung kiên, dày dạn kinh nghiệm, mẹ Cải đã vượt qua mọi âm mưu của kẻ thù từ cám dỗ đến đe dọa, đàn áp, vẫn  một lòng ở vậy nuôi các  con khôn lớn và tiếp tục hoạt động cách mạng. 
Mẹ Cải là một trong số người sớm được tổ chức móc nối xây dựng thành cơ sở trung kiên ở Đập Đá. Vừa tần tảo nuôi các con khôn lớn, vừa tích cực hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, liên lạc thư từ, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho kháng chiến, đặc biệt là mưu trí nuôi giấu cán bô, bộ đội và anh em du kích trong thời gian dài.
Đập Đá là địa bàn đông dân cư, nằm hai bên quốc lộ, gần quần lỵ, nên đối phương ra sức phòng thủ, kiểm soát nghiêm ngặt. Nhưng nhờ mạng lưới cơ sở hợp pháp của ta xây dựng đều khắp, tạo nên vùng làm chủ lõm giữa phố phường, bảo vệ cán bộ lành đạo tỉnh, huyện và đội công tác bám trụ hoạt động giữa bốn bề là địch. Nhờ vậy mà cấp trên đã chọn Đập Đá làm điểm mở các chiến dịch lớn, nhất là chiến dịch Xuân Mậu Thân- 1968, chiến dịch Xuân Hè- 1972.
Là người phụ nữ nhanh nhẹn, mưu trí, tháo vác, năng nổ nên các phong trào cách mạng giữa phố thị Đập Đá đều có mẹ Cải tham gia, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi chung trong từng chiến dịch. Trải qua bao thử thách, sau chiến dịch Xuân Mậu Thân, ngày 19/3/1968, cơ sở trung kiên Nguyễn Thị Cải được đứng vào hàng ngũ chiến đấu của Đảng, nhiệm vụ của một cơ sở trung kiên càng nặng nề, tiếp tục hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần rất quan trong trong mạng lưới cơ bí mật không chỉ ở địa bàn Đập Đá, mà còn là đầu mối mạng lưới cơ sở của khu Đông và cả huyện suốt những năm kháng chiến ác liệt.
Chỉ có người con trai út còn nhỏ, 4 người con lớn của mẹ cả trai gái lớn lên đều tiếp tục cầm súng đánh giặc. Chỉ trong vòng 6 tháng năm 1972, hai người con trai của mẹ đều giữ trọng trách xã đội trưởng đập Đá và lần lược hy sinh. Đó là, xã đội trưởng Nguyễn Đình Nhĩ chiến đấu hy sinh ngày 20/01/1972, mới vừa bước sang tuổi 21. Rồi  ngày 02/6/1972, xã đội trưởng Nguyễn Đình Dĩ cũng hy sinh ngay tại quê nhà, mới 18 tuổi đời. Người con gái lớn là Nguyễn Thị Quý bị địch bắt giam cầm, tra tấn dã man ở nhà lao, người con gái giữa là Nguyễn Thị Hà cũng bị thương nặng ở chiến trường. Lúc các con mẹ bị thương vong thì mẹ Cải đang ở trong tù, liên tiếp nhận nhận hung tin về những người con yêu quý, mẹ cắn răng chịu đựng, nung nấu lòng căm thù giặc.
Nỗi đau chồng lên nỗi đau, mất mát chồng lên mất mát đã làm cho người mẹ mới 40 tuổi mà sức khỏe sa sút hẳn. Song với bản lĩnh người đảng viên hợp pháp kiên trung, dày dạn kinh nghiệm, cùng với lòng căm thù giặc sâu sắc đã giúp mẹ Cải vượt qua mọi thử thách nghiệt ngã, âm thầm chịu đựng, tiếp tục làm tròn nhiệm vụ người đảng viên trong lao tù cho đến khi ra tù về lại địa phương. 
Sau khi Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở nước được ký kết, lợi thế đã nghiêng hẳn về phía cách mạng. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, hiếu chiến đối phương trắng trợn vi phạm hiệp định, ra sức giành dân, lấn đất hòng xoay chuển tình thế. Nhưng sau khi ta mở màn chiến dịch Đại thắng mùa Xuân 1975, cả Tây Nguyên rồi hàng loạt tỉnh ven biển Trung bộ từ Huế- Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi được giải phóng, địch ở Bình Định hoảng hốt di dời tù chính trị vào phía nam, giam giữ ở nhà lao Phan Thiết, trong đó có mẹ Cải. Khi đại quân ta tiến vào Nam Trung bộ, giải thoát tù nhân ở nhà lao Phan Thiết, mẹ Nguyễn Thị Cải được hít thở không khí tự do và về lại quê nhà, tiếp tục tham gia công tác xây dựng và tái thiết quê hương, đất nước.
Sau khi thống nhất đất nước, mẹ Nguyễn Thị Cải được nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng 2, hưởng chế độ thương binh hạng 4. Đặc biệt là được  phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước: Mẹ Việt Nam Anh hùng. Đến năm 2022, mẹ Cải tròn 92 tuổi đời, 54 năm tuổi đảng, một người mẹ giỏi việc nước đảm việc nhà, trọn đời phấn đấu vì lý tưởng cách mạng. Xin cầu chúc mẹ mạnh khỏe, sống lâu.
 

Tác giả bài viết: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,467
  • Tháng hiện tại79,571
  • Tổng lượt truy cập3,793,096

1668/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, tuyến phố văn minh của các xã, phường

Thời gian đăng: 15/11/2024

1933/UBND

V/v thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 11/11/2024

1644/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 08/11/2024

Thời gian đăng: 11/11/2024

1645/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại buổi làm việc với các Chủ đầu tư Cụm công nghiệp và các cơ sở, doanh nghiệp thuê đất tại Cụm công nghiệp Tân Đức

Thời gian đăng: 11/11/2024

419/BC-UBND

BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 11 năm 2024

Thời gian đăng: 07/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây