Mùa Thu cách mạng ở An Nhơn

Thứ sáu - 12/08/2022 07:20 1.015 0
Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Để tránh nguy cơ bị đánh sau lưng sau khi quân Đồng Minh đổ bộ, ngày 9/3/1945, phát xít Nhật nổ súng đảo chánh Pháp độc chiếm Đông Dương. Diễn biến tình hình thế giới tác động đến nước ta càng có lợi cho phong trào cách mạng trong cả nước cũng như từng địa phương, trong đó có An Nhơn.
Tù chính trị, trong đó có đảng viên cũ của chi bộ Hồng Lĩnh đang bị giam cầm ở các nhà lao của thực dân Pháp đã vượt ngục về địa phương tìm cách liên lạc với tổ chức Đảng và Mặt trận Việt Minh để khôi phục, củng cố thực lực cách mạng, tiếp sức sức cho phong trào chống Nhật và tay sai ở các huyện phía nam và cả tỉnh, làm hạt nhân lãnh đạo khởi nghĩa trong phủ và một số nơi trong tỉnh. 
Ngày 20/3/1945, tại làng Đại An, tổng Mỹ Đức (nay là xã Nhơn Mỹ) đã thành lập Việt Minh phủ (Việt Minh phủ Thái), gồm những đảng viên cũ của chi bộ Hồng Lĩnh như Nguyễn Thành Mẫn, Lê Trương, Huỳnh Đăng Chi, Nguyễn Kỳ Tung, Trương Khuê…do cụ Nguyễn Thành Mẫn, nguyên Phó bí thư chi bộ hồng Lĩnh phụ trách. Việt Minh và các hội đoàn thể cứu quốc nhanh chóng phát triển rộng khắp từ phủ đến cơ sở, thu hút đông đảo tầng lớp cần lao, một số viên chức tiến bộ và nắm các phái võ, các đội bóng đá, thanh niên, giáo viên, học sinh. 
Cuối tháng 5/1945, tại đình làng Tân Đức, tổng Mỹ Đức (nay là xã Nhơn Mỹ), Việt Minh phủ đã tổ chức vũ trang tuyên truyền, tẩy chay cuộc bầu cử thủ lĩnh thanh niên thân Nhật. Tháng 6/1945, Đội tuyên truyên xung phong của Việt Minh tổ chức một cuộc diễn thuyết tại chợ Đồn, thuộc tổng Nhơn Nghĩa (nay là xã Nhơn Thọ), nơi đang có cuộc cắm trại của lực lượng thanh niên thân Nhật. 
Từ tháng6- 7/1945, thực hiện chủ trương của tỉnh, toàn phủ dồn mọi lực lượng, ráo riết chuẩn bị khởi nghĩa, lực lượng tự vệ sắt, tự vệ cứu quốc hoạt động khắp nơi, bộ máy tay sai thân Nhật ở một số làng, tổng bị tê liệt. Được tin một tiểu đội lính bảo an từ đồn Định Quang, huyện Bình Khê kéo về Quy Nhơn bằng đường sông, tự vệ sắt tổ chức chặn trên sông Côn, thu toàn bộ vũ khí. Tiếp đó, tại đình làng Đại Bình, nhân cuộc họp chánh, phó tổng Mỹ Đức cùng hương lý các làng, ta bố trí một hương kiểm được giác ngộ, khi các quan lại tập trung đông đủ thì đánh trống lệnh, lập tức lực lượng tự vệ sắt đột nhập vào đình làng bắt toàn bộ tổng lý đưa về đình làng Nghĩa Hòa giáo dục, học tập chính sách của Việt Minh. 
Ngày 15/8/1945, được tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, An Nhơn-  Bình Định cùng cả nước càng gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa theo lệnh của Tổng bộ Việt Minh. Từ ngày 19/8/1945, tin tức từ Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh phái Bắc khởi nghĩa thắng lợi, đã thôi thúc nhân dân các địa phương sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.
Ngày 16/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa phủ An Nhơn đã gửi thư cho Tri phủ là Hồ Yêm: “Hiện nay Nhật đã đầu hàng Đồng Minh, phong trào cách mạng ở phủ đang lên cao, đã có chính quyền cách mạng. Ông chuẩn bị bàn giao cho chính quyền cách mạng, không được bàn giao cho một đảng nào. Nếu không tuân lệnh, ông sẽ bị xử lý trách nhiệm trước lịch sử nước nhà đã giao phó chúng tôi”. Ủy ban khởi nghĩa phủ còn gửi thư cho đơn vị lính Nhật đóng ở ga Kim Châu, khẳng định:  Việc giành chính quyền và xây dựng một nước Việt Nam độc lập là công việc nội bộ của người Việt Nam, người Nhật không được can thiệp. Trước khí thế quần chúng bao vây, buộc lính Nhật phải giao nọp vũ khí và lương thực cho cách mạng.
Ủy ban khởi nghĩa phủ từ căn cứ Đại An (Nhơn Mỹ) chuyển xuống chùa Liên Trì (Đập Đá) để thuận lợi cho việc chỉ đạo khởi nghĩa trong toàn phủ. Ngày 22/8/1945, Việt Minh thành Bình Định, cùng một số lực lượng các tổng biểu tình thị uy chiếm huyện lỵ Tuy Phước, rồi kéo thẳng về Quy Nhơn trong ngày 23/8/1945, tham gia khởi nghĩa ở tỉnh lỵ giành thắng lợi, chứng kiến việc thành lập Ủy ban nhân cách mạng lâm thời Nguyễn Huệ (tên mới tỉnh Bình Định). 
Liền sau đó, Ủy ban khởi nghĩa phủ phân công cán bộ chỉ huy bốn đoàn biểu tình vũ trang các tổng, sáng ngày 25/8/1945, các đoàn biểu tình từ bốn hướng với rừng cờ, gậy gộc, giáo mát... rầm rập kéo thẳng đến phủ đường đóng tại thành Bình Định. Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên cột cờ cửa Tiền và trong nội thành, Ủy ban khởi nghĩa phủ An Nhơn tiếp nhận ấn kiếm từ chính quyền phong kiến cuối cùng của phủ An Nhơn.  Sau đó chỉ có 5 ngày, từ 25- 29/8/1945, toàn bộ chính quyền các tổng, làng trong phủ An Nhơn đều về về tay nhân dân.
Sáng ngày 2/9/1945, tại Ba Đình- Hà Nội, Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì sáng ngày 3/9/1945, phủ An Nhơn cử đoàn đại biểu, đại diện các đoàn thể cứu quốc và tự vệ sắt về Quy Nhơn dự mittinh chào mừng Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Tăng Bạt Hổ (thay tên Nguyễn Huệ). Cùng ngày, tại sân vận động thành Bình Định, Việt Minh phủ tổ chức cuộc mittinh quy mô hơn 6 ngàn người, đại diện các tầng lớp nhân dân trong phủ dự lễ ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời phủ Nguyễn Trọng Trì, tên mới của phủ An Nhơn, do cụ Nguyễn Thành Mẫn làm chủ tịch. 
Hơn ba phần tư thế kỷ đã lùi vào quá khứ, nhưng những bài học vô giá từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị, trong đó có bài học: Nhanh chóng chớp lấy thời cơ lịch sử và bài học lấy sức ta mà giải phóng cho ta, để khởi nghĩa giành chính quyền từng địa phương cũng như cả nước, xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến  kéo dài trên đất nước ta gần một thế kỷ. 
Cách mạng tháng Tám là mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà An Nhơn là một trong những nơi sớm có tổ chức Đảng, làm hạt nhân lãnh đạo, nắm bắt tình hình, kịp thời chớp lấy thời cơ, phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, mà hoàn toàn không có đổ máu. 
Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời của bốn phủ/ huyện: An Nhơn, Bình Khê (nay là Tây Sơn), Phù Cát, Hoài Ân đều do đảng viên chi bộ Hồng Lĩnh làm chủ tịch. Ỏ An Nhơn là Nguyễn Thành Mẫn, ở Bình Khê là Nguyễn Văn, ở Phù Cát là Trương Chánh Hân, ở Hoài Ân là Huỳnh Đăng Thơ. 
An Nhơn ra sức xây dựng chính quyền cách mạng, thi đua diệt ba thứ giặc (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm), giữ vững vùng tự do, hậu phương kháng chiến của Liên khu 5, cùng cả dân tộc kháng chiến- kiến quốc, đánh thắng thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Và, bước vào giai đoạn cách mạng mới, An Nhơn cùng cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thu giang sơn về một mối, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tác giả bài viết: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1.6 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay3,898
  • Tháng hiện tại416,364
  • Tổng lượt truy cập4,371,873

2078/UBND

V/v thực hiện Văn bản số 9288/UBND-TH ngày 15/11/2024 của UBND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 26/11/2024

1771/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 26/11/2024

2090/UBND

v/v khảo sát đầu tư dự án cấp nước sạch trên địa bàn thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 26/11/2024

1769/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 21/11/2024

Thời gian đăng: 22/11/2024

1668/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, tuyến phố văn minh của các xã, phường

Thời gian đăng: 15/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây