Chuyện về người thầy thuốc, nhà cách mạng Huỳnh Đăng Bảng

Thứ năm - 20/10/2022 14:50 730 0
Sinh năm 1891, Huỳnh Đăng Bảng là con thứ chín trong một gia đình nông dân đông con ở làng Đại An, tổng Mỹ Đức (nay là xã Nhơn Mỹ). Ngày xưa sinh đẻ nhiều nhưng sống chẳng bao nhiêu, trong số còn sống có ba anh em trai liền kề, mỗi người cách nhau hai tuổi. Ông là một trong ba người đó, gọi Huỳnh Đăng Thơ bằng anh, Huỳnh Đăng Chi bằng em. Nhờ bẩm sinh của cha mẹ nên người nào cũng cao to khỏe mạnh, thông minh sáng dạ, ai cũng được học hành lấy bằng Tiểu học (Primaire). Thời đó mà được học hành như vậy là rất hiếm.
Chuyện về người thầy thuốc, nhà cách mạng Huỳnh Đăng Bảng
Lớn lên, Huỳnh Đăng Bảng sớm tìm kế mưu sinh, nhờ biết tiếng Pháp, năm 1916 ông lên Tây Nguyên xin vào làm thông dịch cho đồn điền Đak Đoa của Pháp, vừa làm vừa học thêm tiếng dân tộc thiểu số. Hơn hai năm làm việc ở đây, ông chứng kiến bao điều bất công oan trái, chủ đồn điền bắt người lao động làm việc từ mờ sáng đến sẫm tối, ăn uống kham khổ, lại thường xuyên bị cúp phạt, ốm đau không có thuốc chữa bệnh, nhất là bệnh sốt rét rừng, phần lớn công nhân bị kiệt sức, có người bỏ xác giữa nơi rừng thiêng nước độc. Quá bức xúc, Huỳnh Đăng Bảng trực tiếp viết đơn, cùng một số công nhân tiến bộ mang đơn lên tòa sứ Kon Tum khiếu nại, tên công sứ phải trực tiếp xuống đồn điền Đak Đoa giải quyết. Sau vụ kiện thắng lợi, Huỳnh Đăng Bảng và một số người đấu tranh tích cực bị chủ đồn điền sa thải.
    Về lại quê nhà sống với cha mẹ thời gian ngắn, rồi nọp đơn xin học ngành y. Sau khi học xong lớp cán sự y tế cấp tốc, Huỳnh Đăng Bảng xin vào làm việc ở nhà thương tỉnh nhưng xin mãi không được. May có người bạn làm việc trong một nhà thương của Pháp ở Sài Gòn gởi thư về bảo ông vào đấy xin việc. Đắn đo mãi, đi thì xa cha mẹ, xa anh em, còn ở nhà khó có cơ hội tìm việc làm. Mẹ anh thì không muốn xa con, nhưng người cha nhìn xa hơn nên động viên con trai đi vào trong ấy để xin việc, vừa làm vừa học thêm, nâng tay nghề để cứu giúp người bệnh. 
    Vào Sài Gòn lạ nước lạ cái, nhưng nhờ tư chất thông minh, biết một số kiến thức cơ bản về ngành y và vốn tiếng Pháp khá tốt nên ông vượt qua sát hạch, được vào làm việc tại nhà thương Đồn Đất (Hoptall Grall). Cuối năm thứ ba, gặp tên bác sỹ quân y người Pháp từ Hà Nội mới vào, rất hống hách kiêu ngạo, khinh miệt người dân thuộc địa, xỉ xả, mạ nhục, chèn ép anh em người Việt làm việc trong nhà thương. Huỳnh Đăng Bảng cùng một số anh em trực tiếp gặp Docteur giám đốc báo cáo, từ ấy tên bác sỹ người Pháp hạn chế bắt nạt, sách nhiễu anh em nhân viên người Việt. 
    Năm 1930, Huỳnh Đăng Bảng hay tin anh trai là Huỳnh Đăng Thơ bị bắt đi lính khố xanh, làm quản lao tại nhà tù Kon Tum. Tháng 9 năm ấy, ngay trong ngục tù, Huỳnh Đăng Thơ được giác ngộ cách mạng và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của Đảng bộ Kon Tum, và làm bí thư chi bộ binh, còn gọi là chi bộ đặc biệt. Huỳnh Đăng Bảng không làm việc ở nhà thương Đồn Đất nữa mà lên Pleiku xin làm việc ở sở đồn điền Hạ Long (Plantaton Geneaud) để có điều kiện liên lạc với anh và tham gia cách mạng. Nhưng về đến Tây Nguyên thì nghe tin người anh bị thực ân Pháp bắt giam chịu bao nhục hình, kêu án ba năm tù và đày vào nhà lao Buôn Ma Thuột. 
Làm việc ở đồn điền Hạ Long chưa được một năm, bị tên chủ kiếm cớ chèn ép, ức hiếp công nhân, đến ba tháng chưa trả lương cho người lao động, ông cùng với một số cai ký tiến bộ lãnh đạo phu thợ đình công, đòi chủ phải trả lương đúng kỳ hạn, không được cúp phạt, sa thải công nhân. Bọn chủ điều tra biết Bảng là em ruột nhà cách mạng Huỳnh Đăng Thơ nên tìm cách o ép khống chế, nên ông bỏ về quê. 
Ôn tập tài liệu, bài vở và kinh nghiệm làm việc ở nhà thương, Huỳnh Đăng Bảng nọp đơn thi lấy bằng Depol de pharmacie để mua bán thuốc chữa bệnh cho dân. Vừa lấy bằng dược tá, thì anh Thơ mãn hạn tù, nhà cầm quyền đưa về quê quản thúc. Nhà cách mạng Huỳnh Đăng Thơ đã vận dụng kinh nghiệm hoạt động bí mật trong tù và biết nghề bốc thuốc chữa bệnh cho dân, nên đi lại hợp pháp, tìm cách giác ngộ một số thanh niên tiến bộ, trong đó hai người em ruột là Huỳnh Đăng Bảng và Huỳnh Đăng Chi để kết nạp vào đảng và tiến hành thành lập Chi bộ Hồng Lĩnh vào ngày 20/10/1936, tiền thân của Đảng bộ ba phủ/ huyện An Nhơn, Bình Khê và Phù Cát.
Huỳnh Đăng Bảng được phân công phụ trách vùng đông An Nhơn và nam Phù Cát để xây dựng thực lực cách mạng. Dưới vỏ bọc hợp pháp là mở hiệu thuốc tân dược lấy tên Đăng Quang ở phố chợ Cảnh Hàng và chơi bóng đá, nên ông đã đi lại hoạt động thuận lợi cho tới ngày khởi nghĩa giành chính quyền mùa Thu năm 1945.
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền dân chủ nhân dân ra đời, Huỳnh Đăng Bảng được cử giữ trọng trách Trưởng ty Kinh tế tỉnh Bình Định. Sau đó ông được Quân khu 5 điều sang phụ trách kinh tế trong quân đội, góp phần làm cho “thực túc binh cường” để đánh thắng thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta.
Trong chín năm kháng chiến, thực dân Pháp ra sức bao vây kinh tế, vùng tự do Liên khu 5 ngày càng khó khăn mọi thứ, nhất là thiếu thuốc chữa bệnh sốt rét. Biết Huỳnh Đăng Bảng có thời gian làm việc ba năm trong nhà nhà thương của Pháp ở Sài Gòn và học dược tá, Bộ Tư lệnh Quân khu giao cho ông nhiệm vụ rất quan trọng là nghiên cứu bào chế thuốc ký ninh để chữa bệnh sốt rét cho bộ đội và nhân dân.
Ngày đêm trăn trở mày mò, tra cứu sách vở tài liệu, tranh thủ ý kiến đồng nghiệp, tìm hiểu những phương thuốc dân gian, những loại thảo dược từ đồng bằng đến miền núi và khắc phục mọi khó khăn, nhất là thiếu nhà xưởng, dụng cụ thí nghiệm…Niềm vui vỡ òa đối với Huỳnh Đăng Bảng và cộng sự khi thí nghiệm thành công mẻ thuốc đầu tiên, cho ra những quả ngọt đầu mùa từ những viên ký ninh đắng. Sau đó hàng loạt viên ký ninh được xuất xưởng, đưa vào các kho dược và điều trị bệnh sốt rét cho bộ đội và nhân dân có kết quả. Được Bộ Tư lệnh Quân khu 5 khen ngợi, tuyên dương và tên Bảng được đặt làm ký hiệu viên thuốc- Quinine B.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cụ Huỳnh Đăng Bảng cùng vợ và cả gia đình ba anh em tập kết ra Bắc làm nhiệm vụ mới. Niềm đam mê bào chế thuốc chữa bệnh cho dân đã thấm vào máu thịt người cán bộ lão thành, hơn 20 năm từ Hà Nội đến Hải Phòng, Quảng Ninh…vừa phụ trách công tác ngoại thương, vừa nghiên cứu sưu tầm thuốc chữa bệnh cho tới tuổi nghỉ hưu ở Hà Nội. Sau ngày thống nhất đất nước, cụ Huỳnh Đăng Bảng về lại quê nhà, sống quãng đời còn lại cùng con cháu ở Quy Nhơn và mất vào năm 1985, hưởng thọ 94 tuổi.
Người thầy thuốc, chiến sỹ cách mạng thuộc lớp tiền bối đã về với tổ tiên, với thế giới người hiền khá lâu, nhưng tên tuổi, công lao của ông và ý nghĩa sâu xa của viên thuốc ký ninh mang ký hiệu chữ B chữa bệnh sốt rét cho bộ đội và nhân dân, vẫn không thể phai mờ trong giai đoạn lịch sử kháng chiến- kiến quốc của dân tộc.
 

Tác giả bài viết: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay14,275
  • Tháng hiện tại282,804
  • Tổng lượt truy cập3,054,593

1057/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 08/07/2024

1101/UBND

V/v cho cải táng tại Khu cải táng phục vụ GPMB Khu Công nghiệp Nhơn Hòa

Thời gian đăng: 08/07/2024

1076/UBND

V/v chủ trương thành lập Tổ thẩm định các nội dung có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu đối với đơn vị mua sắm tập trung tại thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 02/07/2024

1050/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 28/06/2024

1060/UBND

V/v thay thế thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Thỏa thuận khung hợp tác cấp địa phương về nước sạch, thu gom và xử lý nước thải giữa UBND tỉnh Bình Định với hai Nghiệp đoàn SEAFF và SFL của Pháp (phía Việt Nam)

Thời gian đăng: 01/07/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây