Di sản văn hóa trong bức tranh tươi màu thị xã An Nhơn

Thứ ba - 05/04/2022 16:19 870 0
Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa ở vùng đất từng là kinh đô Đồ Bàn của vương quốc Chămpa, kinh thành Hoàng Đế dưới triều Tây Sơn của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc và từng là thủ phủ của phủ Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã để lại một kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trải dài hơn một ngàn năm in đậm dấu ấn trên xứ Đồ Bàn- An Nhơn, từng giao thoa các nền văn hóa Việt- Chăm- Hoa. Sự cộng cư bên nhau lâu đời giữa các tộc người từ nhiều nơi đến, đã góp phần làm giàu thêm, dày thêm di sản và bảo lưu các trầm tích văn hóa trên mảnh đất này.
Di sản văn hóa trong bức tranh tươi màu thị xã An Nhơn

Nằm trên hành trình di sản văn hóa miền Trung, giữa dọc dài ven biển Trung bộ và Nam Trung bộ, thị xã An Nhơn hiện có 19 di tích văn hóa- lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật. Trong đó gồm có 7 di tích cấp quốc gia: thành Cha, thành Hoàng Đế, tháp Cánh Tiên, tháp Phốc Lốc, chùa Thập Tháp Di Đà, chùa Nhạn Sơn và hai pho tượng đá, gốm sứ Gò Sành. Và, 12 di tích cấp tỉnh: khu di tích Chi bộ Hồng Lĩnh, căn cứ cách mạng An Trường, văn Miếu Bình Định, cột cờ thành Bình Định, trường thầy giáo Trương Văn Hiến, đền thờ Võ Duy Dương, Kỳ Đông Bàu Sấu, Gò Chàm, mộ tập thể 154 liệt sỹ sư đoàn 3 Sao Vàng, khu thảm sát Kim Tài, miếu Bà Nhơn Phong.
    Được biết, năm 2021, thị xã An Nhơn đã lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét tính chất, quy mô khu di tích Chi bộ bộ Hồng Lĩnh tại hòn Chùa Đại An- Nhơn Mỹ và khu di tích Mả Tổ- Mộ tập thể 154 cán bộ chiến sỹ sư đoàn 3 Sao Vàng hy sinh tại Phương Danh- Đập Đá nâng lên di tích cấp quốc gia. Thị xã An Nhơn cũng đề nghị tỉnh xem xét công nhận di tích Trường Thi Bình Định tại Hòa Nghi- Nhơn Hòa và mộ Tiến sỹ Hồ Sỹ Tạo tại Hòa Cư- Nhơn Hưng là di tích lịch sử cấp tỉnh. 
    Ngay từ đầu năm 2022, tỉnh có chủ trương xúc tiến đầu tư xây dựng Đền thờ Hoàng đế Thái Đức- Nguyễn Nhạc và Đàn Nam giao, từng bước phục dựng, tôn tạo khu di tích thành Hoàng Đế. Đồng thời tiến hành quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông kết nối với khu di tích, trước mắt mở rộng con đường từ quốc lộ 1A, phường Đập Đá lên thành Hoàng Đế và tháp Cánh Tiên, tạo cảnh quan và không gian phát triển du lịch cho toàn bộ quần thể cụm di tích cấp quốc gia liên hoàn ở phía bắc thị xã: thành Hoàng Đế, tháp Cánh Tiên, cổ tự Thập Tháp Di Đà, tháp Phốc Lốc, hai pho tượng đá chùa Nhạn Sơn. Ngoài ra, tỉnh cùng thị xã đã có dự án tiến hành đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng khu di tích Cột cờ, di tích lịch sử duy nhất còn khá nguyên vẹn của thành Bình Định và xây dựng khu lưu niệm trường thầy giáo Trương Văn Hiến ở An Thái. 
    Phía tây nam thị xã có khu di tích Chi bộ Hồng Lĩnh, di tích trường thầy giáo Trương Văn Hiến, di tích đền thờ Võ Duy Dương, di tích căn cứ cách mạng An Trường nằm trên bờ hồ Núi Một, một thắng cảnh sơn thủy hữu tình, liên kết với quần thể di tích Tháp Bánh Ít (Tuy Phước), Bến Trường Trầu, di tích tháp cổ Dương Long, chứng tích thảm sát Gò Dài, di tích lăng Mai Xuân Thưởng, Bảo tàng Quang Trung, thắng cảnh Hầm Hô (Tây Sơn) sẽ là những điểm du lịch trải nghiệm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh hấp dẫn.
    An Nhơn là nơi quần cư của lưu dân các tỉnh phía Bắc, tiền nhân đã mang theo những nghề truyền thống vào đây lập nghiệp, sớm hình thành những làng nghề, phố thị dọc hai bên các nhánh sông sông Côn như An Thái, Gò Chàm, Đập Đá, Gò Găng, Cảnh Hàng, Phú Đa, tập trung nhiều nhất là vùng tam giác đất nghề, xung quanh thành Hoàng Đế (Nhơn Hậu, Đập Đá, Nhơn Thành). Các ngành nghề truyền thống khi mới ra đời, trước tiên là phục vụ cho vua quan, binh lính, tầng lớp trên và đến thứ dân, càng về sau càng phát triển thành xứ trăm nghề. Đến nay, tuy một số ngành nghề bị mai một, nhưng vẫn còn 28 làng nghề, nhiều nhất tỉnh, đã và đang được khôi phục và phát triển, có nhiều làng nghề từng thu hút khách tham quan như làng rượu Bàu Đá, làng bún An Thái, đặc biệt là bún Song Thằn, làng rèn Nam Phương Danh, làng đúc Bằng Châu, làng tiện gỗ mỹ nghệ Vân Sơn, các làng nón lá và chợ nón Gò Găng vào đêm…
Cùng với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, thị xã An Nhơn cũng đã từng bước vực dậy, khôi phục và phát huy giá trị một kho tàng văn hóa phi vật thể từ thời tổ tiên mở đất, khai canh, định hình làng quê, làng nghề, phố thị, thành quách, đền tháp, chùa chiền, miếu mạo...đã ăn sâu vào đời sống văn hóa của mỗi thế hệ. An Nhơn còn là một trong những cái nôi của nghệ thuật bài chòi, nghệ thuật hát bội, đặc biệt là võ cổ truyền Bình Định, mà vị tổ “Võ Đạo Kinh Thư” chính là thầy giáo- hiền sỹ Trương Văn Hiến, người thầy rèn võ, luyện văn, truyền thụ dũng khí, mưu lược cho ba anh em Tây Sơn tam kiệt làm nên nghiệp lớn. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc không dừng ở cấp quốc gia, mà đã và đang được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đề nghị tổ chức UNESCO công nhân là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 
Không những thế, An Nhơn còn là vủng đất của văn chương nghệ thuật, nơi sản sinh, nuôi dưỡng và hội tụ nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, tiêu biểu là nhóm Bàn Thành Tứ Hữu, đã để lại cho đời những áng văn thơ rất có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Và, thị xã An Nhơn cũng dự định sẽ quy hoạch xây dựng khu lưu niệm Bàn Thành Tứ Hữu ngay tại thành Bình Định xưa, để cho hậu thế tưởng vọng đến các nhà thơ lớn và là ngôi nhà chung quy tụ giới văn nghệ sỹ và những người đam mê văn học nghệ thuật. Còn bao nhiêu lễ hội tâm linh, lễ hội tôn giáo, lễ hội làng nghề…tiểu biểu là lễ hội Đổ Giàn An Thái; lễ hội làng rèn Nam Phương Danh; lễ hội làng đúc Bằng Châu; lễ hội làng gốm Vân Sơn; lễ hội Chùa Bà Cảnh Hàng…gồm những điều thực và không thực, ần chứa yếu tố trừu tượng, khó nhận diện và giải mã, nhưng rất gần gũi với cộng đồng và có mặt trong tất cả các lễ hội. Cùng những điệu hát hò đối đáp, câu đối, câu đố…và phong tục, tập quán đã ăn sâu vào tâm thức của người hoài cổ.
Đến nay, xứ sở này đã tròn 190 năm danh xưng An Nhơn, 10 năm thành lập thị xã, An Nhơn tiến thêm một bước rất quan trọng là hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào đầu năm 2021, tạo tiền đề để thị xã nhanh chóng đến điểm đích mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2025, một đô thị trẻ năng động nằm trong lòng Bình Định hơn một ngàn năm đầy biến động, thăng trầm của lịch sử. 
Trong bề dày lịch sử ấy, kho tàng di sản văn hóa đã được bảo tồn, lưu giữ, tích tụ, lan tỏa, phát huy giá trị, giữ vai trò không hề nhỏ, tạo động lực thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Và, tiềm năng du lịch đáng kể, ngành công nghiệp không khói của thị xã An Nhơn sẽ được đánh thức từ khai thác lợi thế của di sản văn hóa, điểm sáng trong bức tranh tươi màu của một đô thị đang tiến lên văn minh, hiện đại.

Nguồn tin: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay767
  • Tháng hiện tại413,233
  • Tổng lượt truy cập4,368,742

2078/UBND

V/v thực hiện Văn bản số 9288/UBND-TH ngày 15/11/2024 của UBND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 26/11/2024

1771/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 26/11/2024

2090/UBND

v/v khảo sát đầu tư dự án cấp nước sạch trên địa bàn thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 26/11/2024

1769/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 21/11/2024

Thời gian đăng: 22/11/2024

1668/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, tuyến phố văn minh của các xã, phường

Thời gian đăng: 15/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây