- Sở Nông Nghiệp và PTNT, Sở Y tế theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, các tổ chức hội, đoàn thể tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh Dại chó, mèo và các quy định về quản lý chó, mèo nuôi, địa chỉ tiêm phòng Dại; vận động, hướng dẫn người nuôi chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh Dại, chấp hành đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với chính quyền cấp xã và cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người.
Phối hợp Sở Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác quản lý chó, mèo nuôi, tiêm phòng vaccine Dại, giám sát bệnh Dại trên động vật, hướng dẫn xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại và tổ chức phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh. Phối hợp Sở Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm về tập huấn, tuyên truyền, giám sát chủ động lưu hành vi rút Dại, giám sát sau tiêm phòng, quản lý chó mèo nuôi và phòng, chống bệnh Dại, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng Đề án Củng cố, kiện toàn hệ thống thú y cấp huyện trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân công lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn để hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc công tác tiêm phòng, phòng chống bệnh Dại và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Dại tại các địa phương. Phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kịp thời chia sẻ thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp chó, mèo mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại hoặc người bị chó, mèo mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại cắn, cào, liếm vào vùng da bị tổn thương, niêm mạc, người bị phơi nhiễm, tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y, y tế để nâng cao kỹ năng giám sát, đánh giá nguy cơ, điều tra và xử lý ổ dịch bệnh Dại.
- Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Dại ở người. Chủ động đảm bảo đầy đủ vaccine phòng bệnh Dại và huyết thanh kháng Dại cho người, phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh Dại và truyền thông hướng dẫn, tư vấn người bị chó, mèo cắn, cào, liếm …cách xử trí vết thương ban đầu và phải đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Phối hợp Sở Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm về tập huấn, tuyên truyền và phòng, chống bệnh Dại, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật chủ động phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y kịp thời chia sẻ thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị phơi nhiễm với chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại, phối hợp điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách hàng năm, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan tham mưu, đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.
- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại để người dân hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh Dại, chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Sở Tài chính, hàng năm xây dựng kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại; chú trọng học sinh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 2052/QĐ-UBND ngày 29/6/2022 Ban hành “Chương trình phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2022-2030”. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về sự lơ là, chủ quan trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch và kết quả tiêm phòng vaccine Dại chó, mèo nuôi không đạt theo tỷ lệ quy định (trên 70% tổng đàn).
- Các tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo chấp hành đăng ký việc nuôi chó, mèo và nuôi nhốt trong khuôn viên gia đình. Chó khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; tiêm vaccine phòng Dại cho chó, mèo và phải thanh toán các khoản chi phí quản lý đàn chó, mèo, tiêm phòng theo quy định; khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, phải nhốt con vật đó để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã để phối hợp xử lý.