Anh hùng Lâm Văn Thạnh

Thứ tư - 26/07/2023 14:37 653 0
Hơn 40 năm trước, cái tên Lâm Văn Thạnh thiếu úy an ninh, Công an tỉnh Lâm Đồng nổi lên trên báo Công an nhân dân và nhiều tờ báo lớn về tấm gương chiến đấu, hy sinh rất quả cảm của một sĩ quan an ninh mưu trí, táo bạo, một nhân vật quan trọng trong chuyên án F 101, nhằm đấu tranh xóa sổ tổ chức phản động Fulro ở Lâm Đồng, trả lại sự bình yên cho cộng động các dân tộc Tây Nguyên.
Anh hùng Lâm Văn Thạnh
Sinh ngày 10/3/1957 trong một gia đình nông dân ở thôn Thắng Công, xã Nhơn Phúc, bên bờ nam sông Côn hiền hòa. Lâm Văn Thạnh là người con thứ hai trong 5 người con của vợ chồng ông bà Lâm Duy Hoàng- Huỳnh Thị Lan, gồm: Lâm Văn Lợi, Lâm Văn Thạnh, Lâm Văn Dư, Lâm Văn Thứ, Lâm Văn Thừa.
Đất nước vừa thống nhất, người cậu ruột của anh Lâm Văn Thạnh là Huỳnh Hải, quê Nhơn Mỹ, cán bộ tập kết ra Bắc, công tác ở Bộ Công an, được tăng cường vào làm Trưởng ty Công an Lâm Đồng, đã đưa Lâm Văn Thạnh vào Lâm Đồng. Biết đứa cháu học giỏi cả văn và võ nên tuyển dụng vào ngành công an và đào tạo chuyên sâu trinh sát an ninh ngoại tuyến, khi Lâm Văn Thạnh vừa tròn 18 tuổi. 
 Gần đây, đọc liên tiếp các số báo Nhân Dân đầu tháng 7/2023, với loạt bài hồ sơ- tư liệu “Fulro- bóng ma ám ảnh Tây Nguyên”, dưới bàn tay giật dây của các tổ chức thù địch với nước ta, càng thấy rõ Fulro là một tổ chức cực kỳ phản động, là bóng ma hãi hùng ám ảnh vùng đất Tây Nguyên trong nhiều thập niên qua. Mặc dù, về cơ bản tổ chức Fulro đã bị sóa sổ, nhưng tàn dư của nó vẫn chưa thật sự chấm dứt, vẫn tồn tại trong “Vấn đề Tây Nguyên”,  “Âm mưu Tây Nguyên” thông qua các hình thức khác nhau với âm mưu đen tối và thủ đoạn không kém phần tinh vi và tàn bạo. Điển hình là cuộc tấn công của những kẻ khát máu, với sự chỉ đạo của tổ chức phản động lưu vong nước  ngoài, vào trụ sở chính quyền và công an hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin- Đắk Lắk) vào lúc 01 giờ sáng ngày 11/6/2023, làm cho 9 cán bộ, chiến sỹ công an và người dân hy sinh, là một minh chứng đau lòng và bài học cảnh giác của quân và dân ta vẫn còn tươi mới.
Tìm hiểu từng chi tiết qua các trang báo trong quá trình đấu tranh, bóc gỡ, xóa sổ tổ chức Fulro hơn bốn thập niên qua, đặc biệt là chuyên án mang mật danh F 101 nổi tiếng. Ngoài ban lãnh đạo, Ban chuyên án đã lựa chọn một số cán bộ, chiến sỹ an ninh có bản lĩnh chính trị vững vàng và trình độ nghiệp vụ chuyên sâu. Đó là: Lâm Văn Thạnh, Nguyễn Ngọc Diêu, Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Duy Hưng, Trần Hữu Phi, Nguyễn Văn Cho được huấn luyện nghiệp vụ thuần thục.
Ban chuyên án quyết định dùng “chim mồi” câu nhử, thâm nhập tận sào huyệt, đập tan bộ máy bộ máy lãnh đạo Fulro, kéo họ và binh lính trở về với buôn làng. Thiếu úy an ninh Lâm Văn Thạnh đã nhập vai Nguyễn Văn Bình (Ba Bình) “phái viên đặc biệt của Caritas”, một tổ chức từ thiện quốc tế để “câu nhử” dưới hình thức đưa Bộ chỉ huy trung ương Fulro ra nước ngoài, nhằm bắt những tên lãnh đạo cao nhất của Trung ương Fulro, mà chúng không hề hay biết.
Nhận nhiệm vụ đặc biệt, Lâm Văn Thạnh cùng đồng đội tự hào và đặt niềm tin vào thắng lợi của chuyên án. Chuyến công tác đặc biệt, thiếu úy Nguyễn Duy Hưng lái xe chở Ba Bình đến điểm hẹn để đón “chuyến hàng” đầu tiên mang tính quyết định, có cả Đệ nhất Phó Thủ tướng, Tổng trưởng Ngoại giao, 2 trung tá, 2 thiếu tá, 4 cấp ủy. Ngày 13/8/1980, khi núi rừng chưa sáng, bên kia sông Tùng Nghĩa (Đức Trọng), 60 tên Filro lăm lăm súng đạn hộ tống “Phó Thủ tướng”, đúng như giao ước với Ba Bình, cùng lên chiếc xe mang dòng chữ “Đoàn khách Campuchia tham quan” thẳng tiến thành phố Hồ chí Minh. Thế là “tổ chức từ thiện Casitas”, mà cả bộ máy trung ương Fulro ảo vọng cho những chuyến “xuất dương” chính là cán bộ an ninh của ta đã giăng bẩy “dụ hùm xám rời hang” thành công.
Chuyên án này có nhiều chuyến đi như thế, tại các địa điểm khác nhau để “đón” các vị lãnh đạo Fulro. Từ chuyến đầu tiên thành công, làm cho nội chúng tan rã, tạo điều kiện cho ta phát động quần chúng tấn công chính trị, kêu gọi hơn 2.000 tên trở về với buôn làng. Kết quả đó đã tác động đến toàn vùng Tây Nguyên, tiếp tục gọi hàng đến 4.000 tên, góp phần giải quyết cơ bản vấn đề Fulro, đem lại cuộc sống bình yên cho cộng đồng các dân tộc anh em trên khắp buôn làng Tây Nguyên. 
Thực hiện kế hoạch câu nhử, sỹ quan an ninh đa tài Lâm Văn Thạnh và đồng đội đã vượt qua bao thử thách, nhất là sự kiểm tra nghiệt ngã của chúng rất tinh ranh, quỷ quái và tàn bạo để “vào hang sói” trót lọt, thâm nhập tận sào huyệt của Fulro 11 lần, đưa đón 6 chuyến và cùng đồng đội bắt sống những tên cầm đầu của tổ chức Fulro, đưa chúng vào quy phục, đầu hàng trước cơ quan công an.
Đến lần thứ 7, ngày 23/12/1980, đội hình của anh không may bị lộ, Fulro mai phục trên đèo Prenn, Lâm Văn Thạnh và đồng đội bị chúng bắt. Biết cái chết không thể tránh khỏi, Thạnh ra hiệu đồng đội để một mình tự bức dây trói, xông thẳng vào đội hình của chúng, dùng các thế võ An Thái tả xông hữu đột, giữ chân địch, chấp nhận sự hy sinh, tạo cơ hội cho đồng đội lăn xuống sườn đồi thoát thân. Hai sỹ quan an ninh là Lâm Văn Thạnh và Nguyễn Ngọc Diêu đã ngã xuống trên rừng thông Đà Lạt trong sự thương tiếc vô hạn của đồng đồng đội và đồng bào.
Các cán bộ, chiến sỹ an ninh nhân dân đã nhập vai tuyệt vời, góp phần lớn cho sự thành công chuyên án F101. Với sự thông minh, tài trí, táo bạo, bất chấp hiểm nguy, như những cảm tử quân trong trận đánh quyết định. Trước tình thế hiểm nguy trong cuộc đấu trí, đấu lực sinh tử vởi kẻ thù, họ đã hứng đạn thay cho đồng đội, chấp nhận chọn cái chết về mình. Sự hy sinh đã trở thành huyền thoại.
Anh Thạnh hy sinh khi tuổi đời mới vừa tròn 23, hơn 5 năm khoác trên mình chiếc áo người chiến sỹ an ninh. Năm 1982, liệt sỹ Lâm Văn Thạnh được Nhà nước truy tặng danh hiệu cáo quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn 40 mùa xuân trôi qua, ngôi mộ của anh giữa nghĩa trang liệt sỹ Đà Lạt lúc nào cũng thắm sắc hoa tươi. Hai con đường ở thành phố Đà Lạt ngàn hoa và thị xã An Nhơn quê anh đã mang tên Lâm Văn Thạnh.
Một sự trùng hợp đau lòng nhưng rất có ý nghĩa là hai sỹ quan an ninh Lâm Văn Thạnh và Nguyễn Ngọc Diêu khi ngã xuống, thì cả hai người vợ đều công tác trong ngành công an và đều có mang 6 tháng, giọt máu của hai liệt sỹ. Chị Trịnh Thị Nga vợ Lâm Văn Thạnh và chị Trịnh Thị Nhi vợ anh Nguyễn Ngọc Diêu, đều sinh con gái, họ đặt tên là Lâm Huỳnh Hương, Nguyễn Trịnh Hồng Nhung, và khi lớn lên cũng đều là sỹ quan công an, đang công tác tại Công an tỉnh Lâm Đồng.
Người con xứ võ Lâm Văn Thạnh hy sinh khi còn rất trẻ, chưa được nhìn mặt con gái cưng Huỳnh Hương, nay đã trưởng thành là nữ sỹ quan trẻ Công an Lâm Đồng, nối tiếp tục truyền thống vẻ vang của người cha, của lực lượng công an nhân dân và quê hương Nhơn Phúc- An Nhơn anh hùng. Thật đáng tự hào./.
 

Tác giả bài viết: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay5,562
  • Tháng hiện tại294,433
  • Tổng lượt truy cập3,066,222

1057/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 08/07/2024

1101/UBND

V/v cho cải táng tại Khu cải táng phục vụ GPMB Khu Công nghiệp Nhơn Hòa

Thời gian đăng: 08/07/2024

1076/UBND

V/v chủ trương thành lập Tổ thẩm định các nội dung có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu đối với đơn vị mua sắm tập trung tại thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 02/07/2024

1050/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 28/06/2024

1060/UBND

V/v thay thế thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Thỏa thuận khung hợp tác cấp địa phương về nước sạch, thu gom và xử lý nước thải giữa UBND tỉnh Bình Định với hai Nghiệp đoàn SEAFF và SFL của Pháp (phía Việt Nam)

Thời gian đăng: 01/07/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây