Mẹ Việt Nam anh hùng Trương Thị Lý

Thứ tư - 26/07/2023 15:45 267 0
Mẹ Trương Thị Lý sinh năm 1927, trong một gia đình nông dân nghèo bên dòng sông An Tượng, dưới chân dãy núi Sơn Triều. Từ nhỏ không được đi học, lớn lên đã sớm biết phụ giúp cha mẹ việc nhà, việc đồng áng, vào rừng chặt củi, hái trái cây, lên đồng gieo cắt mướn góp phần nuôi sống gia đình.
Mới qua tuổi trăng tròn, cha mẹ đã hứa gả cho chàng trai tên Nguyễn Tự Diên lớn hơn mẹ 5 tuổi, ở xóm Thọ Phú, cùng làng Thọ Lộc, tổng Nhơn Nghĩa, (nay là xã Nhơn Thọ). Gia đình phía chồng khá giả hơn, nên Nguyễn Tự Diên được học hành đến hết chương trình yếu lược và sớm giác ngộ cách mạng, tham gia tổ chức Việt Minh, gia nhập vào tự vệ sắt, làm nòng cốt đội tuyên truyền xung phong, đột nhập vào khu vực cắm trại của thanh niên thân Nhật ở chợ Đồn, công khai tuyên truyền chương trình hành động của Việt Minh, kêu gọi thanh niên thức thời đứng về phía nhân dân đánh đuổi phát xít Nhật và thực dân Pháp, góp phần cùng cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa, giành chính quyền vào mùa Thu năm 1945. Vợ chồng Nguyễn Tự Diên- Trương Thị Lý tích cực tham gia chính quyền cách mạng và hội đoàn thể cứu quốc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân.
Nhân dân ta hưởng độc lập, tự do chưa được bao lâu, thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần nữa, vợ chồng mẹ Lý cùng với nhân dân trong làng, trong xã ra sức xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, bảo vệ vùng tự do, thi đua diệt ba thứ giặc (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm). Vợ chồng mẹ cùng với người dân nghèo được cách mạng cấp ruộng cày cấy làm ăn, được học chữ Quốc ngữ để nâng cao trình độ hiểu biết, góp phần phục vụ kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi. Hiệp định Giơnèvơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, nhưng còn đó nỗi đau đất nước bị chia cắt. Nguyễn Tự Diên chồng mẹ và người con trai đầu lòng là Nguyễn Văn Triệm cùng cán bộ, bộ đội lên đường tập kết ra miền Bắc học tập, công tác, chờ hai năm hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Nhưng, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, đối phương đã tráo trở phá bỏ hiệp định đình chiến, trắng trợn tuyên bố không tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền, ra sức tăng cường bộ máy kìm kẹp ở miền Nam, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, khủng bố dã man những người kháng chiến cũ, gia đình có người thân tập kết và những người yêu nước, yêu chuộng hòa bình. Mẹ Trương Thị Lý một nách 3 người con, 2 trai, 1 gái, người lớn nhất mới 7 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi. Vừa chịu đựng sự trả thù hèn hạ của kẻ thù, vừa tần tảo nuôi con và cũng là người tham gia cơ sở bí mật rất sớm. Đối phương càng đàn áp, khủng bố càng tăng thêm lòng căm thù giặc của những người kháng chiến cũ, người thân gia đình tập kết và những người yêu nước, đòi hòa bình, đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Sau khi có Nghị quyết 15 lịch sử của Trung ương (tháng 1/1959) về chuyển hướng đấu tranh cách mạng miền Nam, cho phép dùng bạo lực chính trị kết hợp với bạo lực vũ trang để đấu tranh với kẻ thù. Một số cán bộ tập kết được chọn cử vào Nam để xây dựng thực lực, khôi phục và phát triển phong trào cách mạng, trong đó có Nguyễn Tự Diên chồng mẹ, đầu thập niên 60 đã về đến khu Nam. Từ ấy, mẹ Trương Thị Lý là một những tham gia cơ sở bí mật ở Nhơn Thọ và khu Nam. Vào chiên trường Nguyễn Tự Diên mang tên bí mật là Nguyễn Trung Trực, được cấp trên phân công làm Bí thư kiêm Đội trưởng vũ trang công tác xã Nhơn Thọ, xây dựng và phát triển thực lưc chính trị và thực lực vũ trang từ rìa núi ra đồng bằng, chuẩn bị mở chiến dịch. Nhưng không may, đồng chí Nguyễn Trung Trực chồng mẹ bị địch phục kích và đã anh dũng hy sinh vào ngày 25/11/1964, khi chiến dịch Đồng khởi đã bắt đầu nổ súng khắp nơi trong huyện, trong tỉnh. Đồng chí Nguyễn Trung Trực là cán bộ cách mạng hy sinh sớm nhất ở Nhơn Thọ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Kẻ thù hèn hạ kéo xác đồng chí bêu ở quốc lộ 19, hòng uy hiếp tinh thần nhân dân. Việc làm đê hèn của chúng như đổ thêm dầu vào lửa căm thù giặc cuả mẹ Lý và bà con cơ sở, quần chúng cách mạng.
          Từ khi đồng chí Nguyễn Trung Trực hy sinh, đối phương càng ra sức khủng bố gia đình mẹ Lý, vì chúng cho đây là đầu mối tiếp tay, tiếp tế, dẫn cộng sản vào làng. Để tránh âm mưu thâm độc của kẻ thù, Huyện ủy An Nhơn bố trí đưa mẹ Lý cùng 3 người con: Nguyễn Tấn Lực, Nguyễn Tấn Sỹ, Nguyễn Thị Xuân Hường vào căn cứ  An Trường. Năm 1966, Nguyễn Tấn Lực mới 16 tuổi, nhưng năn nỉ mẹ và một mực xin tổ chức được ra đồng bằng tham gia du kích xã chiến đấu giết giặc, trả thù cha và đồng bào bị địch giết hại. Sau thời gian thử thách từ cuối năm 1966, đến năm 1968, Nguyễn Tấn Lực đã thể hiện bản lĩnh vững vàng, có khả năng chỉ huy chiến đấu, đươc giao trọng trách Xã đội trưởng Nhơn Thọ. Vừa chỉ huy đồng đội, vừa một mình tác chiến độc lập rất táo bạo, lập nhiều chiến công, gây cho đối phương bao phen khiếp sợ.
Vào đêm 9/7/1968, du kích xã Nhơn Thọ phối hợp với một đơn vị bộ đội tập kích vào trụ sở ngụy quyền xã Nhơn Thọ. Trụ sở xã Nhơn Thọ được phòng thủ rất kiên cố, lại nằm sát quốc lộ 19, giữa đồng trống và được quân Nam Triều Tiên đòng ở chốt An Mơ gần đó yểm trợ, trong khi lực lượng ta mỏng, nên không tránh khỏi tổn thất. Xã đội trưởng Nguyễn Tấn Lực bị thương nặng, bị chúng bắt và dụ hàng, anh đã khẳng khái chửi vào mặt chúng. Thế là, Nguyễn Tấn Lực một chiến sỹ cách mạng kiên trung còn rất trẻ, đã anh dũng hy sinh khi mới vừa tròn 21 tuổi.  
 Xã đội trưởng Nguyễn Tấn Lực hy sinh, đồng đội mất một người chỉ huy đầy bản lĩnh, phong trào cách mạng ở Nhơn Thọ chịu thêm tổn thất và khó khăn, gia đình mẹ Trương Thị Lý chịu thêm nỗi đau mất mát quá lớn, bà con cơ sở và quần chúng cách mạng tiếc thương một chiến sỹ cách mạng kiên trung. Lúc này, ở căn cứ mẹ Lý không nhìn đưcợ mặt con, lòng mẹ như lửa đốt, nhưng là một đảng viên, nuốt nước mắt vào trong, lao vào công việc, động viên hai người con còn lại cùng mẹ quyết trả thù cho chồng, cha, anh và đồng đội, đồng bào bị giặc giết hại.
Sau chiến dịch mùa Hè đỏ lửa năm 1972, địch ra sức phản kích quyết liệt, càn quét, lấn chiếm vùng giải phóng ở đồng bằng và đánh phá cả căn cứ. Ngày 24/11/1972, chúng tập kích vào căn cứ An Trường, gây cho ta một số tổn thất, đảng viên Trương Thị Lý hy sinh, vừa tròn 45 tuổi, được truy phong liệt sỹ.
Một gia đình cả nhà làm cách mạng, cả 6 người: vợ chồng mẹ và 4 người con đều là đảng viên, có 3 người được công nhận là liệt sỹ (vợ chồng Nguyễn Trung Trực- Trương Thị Lý và người con trai là Nguyễn Tấn Lực). Mẹ Trương Thị Lý vinh dự được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, đặc biệt là truy nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước: Bà Mẹ Việt Nam anh hùng đợt đầu tiên. Đảng bộ, nhân dân xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn luôn tri ân và tôn vinh một gia đình có công lớn với đất nước./.

Tác giả bài viết: Trần Duy Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay234
  • Tháng hiện tại52,244
  • Tổng lượt truy cập4,483,915

1818/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND thị xã Lê Hoài An tại cuộc họp nghe báo cáo các vấn đề có liên quan đến dự án Nghĩa trang Nam An Nhơn

Thời gian đăng: 27/12/2024

1817/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 27/12/2024

2078/UBND

V/v thực hiện Văn bản số 9288/UBND-TH ngày 15/11/2024 của UBND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 26/11/2024

1771/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 26/11/2024

2090/UBND

v/v khảo sát đầu tư dự án cấp nước sạch trên địa bàn thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 26/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây