Căn cứ An Trường

Thứ tư - 18/10/2023 09:35 348 0
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bình Định là vùng tự do, An Trường là căn cứ an toàn của tỉnh nên một số đồng bào ở vùng bị địch chiếm như Quảng Nam, Lâm Đồng, Pleiku, An Khê, Quy Nhơn…về đây sống và tham gia kháng chiến. Các đơn vị như Trung đoàn 95, 120 của tỉnh cũng về đây củng cố đơn vị và tăng gia sản xuất. 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ và gian khổ, An Trường luôn là chỗ dựa vững chắc cho bộ đội và cho đồng bào ở một số tỉnh lân cận tản cư về đây ở.
Thực hiện Hiệp định Giơnevơ, Nhơn Lộc và Nhơn Tân đã chọn cử 128 người con chuyển quân, tập kết ra miền Bắc, trong đó có hơn 70 đảng viên.
Đến tháng 11 năm 1959, một số cán bộ tập kết được Đảng cử trở về đầu tiên và về đến căn cứ An Trường, gồm 2 đồng chí là đồng chí Nguyễn Đậu (xã Nhơn Lộc) và đồng chí Trần Hồng Hà (xã Nhơn Thọ), các đồng chí này được bàn giao lại một số cơ sở cách mạng để triển khai hoạt động và Cây số 7 Đá Chẹc là địa điểm mà cơ sở cách mạng lên báo cáo tình hình và tiếp tế cho 2 đồng chí.
Hàng đêm, những gia đình cơ sở cách mạng vẫn thắp sáng ngọn đèn làm tín hiệu cho cán bộ về lấy lương thực và nắm tình hình. Từng ký gạo, lon muối, viên thuốc,… đến tay cán bộ là một kỳ công của lòng dũng cảm, của những tấm lòng vàng của nhân dân đối với cách mạng.
Cán bộ tập kết trở về ngày một đông, số đảng viên được khôi phục và kết nạp mới ngày một nhiều.
Tháng 7 năm 1961, Ban Cán sự huyện An Nhơn được thành lập tại căn cứ An Trường gồm 3 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Bày, Thường vụ Tỉnh uỷ trực tiếp làm Bí thư và 2 đồng chí Trần Hồng Hà, Võ Trường An.
Sau khi Huyện uỷ thành lập, trung đội vũ trang của huyện cũng ra đời tại An Trường. Và từ căn cứ An Trường, lực lượng vũ trang của huyện được sự hỗ trợ của bộ đội D30 Quân khu V (trên đường vào Khánh Hoà) và đơn vị vũ trang huyện Vân Canh đã chủ động tấn công trụ sở xã Nhơn Lộc và phục kích đánh quân tiếp viện, diệt gọn 3 trung đội bảo an, đánh thiệt hại nặng 1 tổng đoàn dân vệ.
Trận đánh địch xã Nhơn Lộc ngày 27/9/1961 là một trong 3 trận đánh lớn đầu tiên trong chống Mỹ của tỉnh Bình Định (Nước Trú, huyện Vĩnh Thạnh; Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn và Nhơn Lộc, An Nhơn).
Từ căn cứ An Trường, phong trào cách mạng  của huyện An Nhơn trưởng thành nhanh chóng. Từ đấu tranh giữ gìn, củng cố lực lượng, tiến lên khởi nghĩa từng phần đến tổng tiến công Mùa Xuân 1975, góp phần cùng cả tỉnh, cả miền Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tác giả bài viết: Lê Hữu Lễ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,508
  • Tháng hiện tại50,007
  • Tổng lượt truy cập4,481,678

1818/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND thị xã Lê Hoài An tại cuộc họp nghe báo cáo các vấn đề có liên quan đến dự án Nghĩa trang Nam An Nhơn

Thời gian đăng: 27/12/2024

1817/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 27/12/2024

2078/UBND

V/v thực hiện Văn bản số 9288/UBND-TH ngày 15/11/2024 của UBND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 26/11/2024

1771/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 26/11/2024

2090/UBND

v/v khảo sát đầu tư dự án cấp nước sạch trên địa bàn thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 26/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây