Năm 2023, thị xã An Nhơn nhìn từ đồng ruộng

Thứ tư - 06/12/2023 13:52 217 0
Còn hơn 20 tờ lịch nữa mới kết thúc năm kế hoạch 2023, nhưng năm nông nghiệp thì đã hoàn thành ba tháng trước. Nhìn lại năm 2023, ngay từ đầu năm, các nhà chuyên môn dự báo sẽ là năm gặp nhiều khó khăn do lượng mưa ít, trên một số diện tích có thể thiếu nước từ đầu vụ Đông Xuân và sẽ kéo dài ở một số vùng sang vụ Hè Thu, giá cả vật tư nông nghiệp tăng, nhưng giá nông sản bấp bênh không theo kịp giá phân bón, thuốc trừ sâu...người nông dân sẽ chịu thua thiệt.
Năm 2023, thị xã An Nhơn nhìn từ đồng ruộng
Tuy nhiên, được sự chỉ đạo của tỉnh, Ủy ban nhân dân thị xã đã giao trách nhiệm cho ngành nông nghiệp phối hợp các ngành liên quan xây dựng nhiều phương án, tổ chức triển khai khá đồng bộ ở từng cụm xã- phường, để chủ động đối phó với diễn biến thời tiết bất lợi và dịch bệnh đối với cây trồng có thể xảy ra, nhất là tích cực chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, xác định lịch thời vụ và chuẩn bị đủ lượng giống cây trồng theo cơ cấu, nhất là cơ cấu giống lúa.
Kết thúc một năm nông nghiệp vừa có nhiều thuận lợi, vừa không ít khó khăn thử thách, nhưng chúng ta có thể vui mừng về một năm gặt hái khá trọn vẹn, giành thắng lợi trên đồng ruộng. Đến giữa tháng 9 hầu hết diện tích lúa hai vụ chính là Đông Xuân va Hè Thu đã thu hoạch xong, chỉ còn gần 9 ha lúa vụ Ba trên chân ruộng cao rải rát ở một số xã, phường đến tháng 11 cũng thu hoạch xong.
Nhìn những con số thống kê đánh giá chính thức và thực tế thu hoạch trên đồng ruộng của nông dân về kết quả sản xuất nông nghiệp toàn diện, bao gồm nông- lâm- thủy sản và so sánh nhiều năm trước đó, nhất là cây lương thực có hạt đều được mùa. Riêng cây lúa diện tích gieo trồng cả năm là 12.969 ha, giảm 233 ha so với năm 2022 do chuyển mục đích sử dụng như trồng mai, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, khu dân cư mới…Nhưng năng suất lúa bình quân toàn thị xã đạt 71,6 tạ/ha, sản lương thóc đạt 92. 882 tấn, so với năm ngoái thì năng suất lúa tăng gần 3 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay, sản lượng thóc tăng 2.156 tấn.
Các xã, phường có năng suất lúa thuộc nhóm cao nhất là các xã phía đông, gồm Nhơn Hạnh 74,33 tạ/ha, Nhơn An 73,60 tạ/ha, Nhơn Phong 73,12 tạ/ha; kế đến là Nhơn Thọ 72,59 tạ/ha, Nhơn Lộc 72,56 tạ/ha, Nhơn Phúc 72,50 tạ/ha, Bình Định 72,19 tạ/ha, Nhơn Khánh đạt 71,85 tạ/ha, Nhơn Mỹ 71,56 tạ/ha, Đập Đá 70,67 tạ/ha, Nhơn Hòa 70,04 tạ/ha, Nhơn Hưng 69,78 tạ/ha, Nhơn Hậu 69,40 tạ/ha, Nhơn Thành 69,10 tạ/ha và Nhơn Tân là xã đạt thấp nhất 68,10 tạ/ha, nhưng với điều kiện đất đai kém màu mỡ, ruộng đất không tập trung, không bằng phẳng, là một cố gắng rất lớn và cũng là một năm được mùa.
Riêng vụ Đông Xuân là vụ chính rất quan trọng đối với cả năm, năng suất lúa bình quân đạt 72,8 tạ/ha, cao nhất từ nhiều năm nay, sản lượng thóc cả vụ đạt 48.207 tấn, chiếm trên 55% sản lương thóc cả năm. Một số diện tích ở thôn Hòa Phong, Đại Bình (Nhơn Mỹ); Phụ Ngọc, Mỹ Thạnh (Nhơn Phúc); Lộc Thuận, Thanh Mai (Nhơn Hạnh), Thanh Giang, Thanh Danh (Nhơn Phong); Thuận Thái, Trung Định (Nhơn An), Ngọc Thạnh (Nhơn Thọ), Trường Cửu, An Thành (Nhơn Lộc)…mỗi sào thu hoạch tới trên 400 ký, tức năng suất bình quân đạt 80 tạ/ha.
Không chỉ năng suất, sản lượng thóc được mùa, mà năm 2023 cây ngô cũng được mùa, với diện tích ngô cả năm là 698,30 ha, năng suất bình quân đạt 63,6 tạ/ha, sản lượng ngô trên 4.536 tấn. Trong đó, Hè Thu là vụ ngô chính vụ, có diện tích nhiều nhất là 409,5 ha, năng suất đạt 65,30 tạ/ha, sản lượng đạt 2.674,50 tấn, góp phần nâng sản lượng lương thực cả năm từ cây có hạt là 97.500 tấn, trang trải nhu cầu lương thực trong thị xã và tham gia thị trường lương thực hàng hóa.
Nhìn chung, diện tích canh tác và gieo trồng các loại cây hàng năm, nhất là diện tích lúa tương đối ổn định, nhờ mấy năm gần đây thực hiện chủ trương hạn chế chuyển đất lúa sang mục đích khác, các xã đều lần lượt thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, từ 3 vụ lúa chuyển sang 2 vụ chính là Đông Xuân và Hè Thu, một ít diện tích không đáng kể thuộc chân ruộng cao còn gieo sạ vụ Ba. Ngày càng rõ lợi ích và hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ 3 vụ lúa còn 2 vụ, trước hết là né tránh được thời tiết bất lợi vào mùa mưa bão lũ, cùng với đó là có thời gian dài để đồng ruộng nghỉ ngơi, tăng độ phì nhiêu cho đất, hạn chế mầm móng sâu bệnh, giảm chi phí cả lao động, vật tư, máy móc…cho cả một vụ sản xuất. Đáng mừng là  bà con nông dân dần nhận ra lợi ích từ việc sử dụng phân chuồng để bón ruộng, hạn chế dùng phân hóa học và bơm thuốc trừ sâu bệnh, tạo điều kiện để thực hiện nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, góp phần bảo vệ mội trường…
Chính nhờ chuyển đổi cơ cấu mùa vụ tích cực, cùng với hệ thống thủy công trình thủ nông ngày càng hoàn chỉnh, chủ động tưới tiêu nên nâng dần độ đồng đểu về dinh dưỡng, độ phì của đất giữa các xã, các vùng trong thị xã, rút ngắn độ chênh lệch về năng suất, sản lượng lương thực. Hơn 20 năm trước, các xã phía nam thị xã  chưa năm nào đạt năng lúa 50 tạ/ha, thì năm 2023 năng suất lúa của các xã này đã đạt đến trên 72 tạ/ha, thấp nhất là xã Nhơn Tân vẫn đạt gần 69 tạ/ha, cao nhất là vụ Đông Xuân. Chênh lệch giữa xã có năng lúa lúa cao nhất với xã thấp nhất chỉ còn cách nhau khoảng 6 tạ/ha, con số này trước đây lên tới hàng chục tạ. Riêng vụ Ba (Mùa) chỉ còn 3 xã, với diện tích gieo trồng gần 9  ha, năng suất bình quân vẫn đạt 51 tạ/ha, thu hoạch trọn vẹn không bị thất thoát do thời tiết.
Ngoài cây lương thực có hạt, so với năm ngoái, thì các loại cây trồng ngắn ngày, nhất là cây có hạt chứa dầu như đậu lạc, đậu tương, vừng đều tăng cả diện tích, năng suất và sản lượng. Riêng sản lượng đậu lạc đạt 1.394,7 tấn, tăng 167 tấn so với năm 2022, là loại cây trồng cạn vừa có giá trị kinh tế cao, vừa tăng độ màu mỡ cho đất. Ngoài ra, diện tích rau đậu cũng tăng gần 100 ha so với năm ngoái, riêng diện tích rau các loại tăng 67 ha, sản lượng tăng 1.802 tấn. Diện tích hoa các loại đều tăng, riêng mai xuân là cây dài ngày có đến trên 220 ha, không chỉ trồng trong vườn mà phát triển ra đồng ruộng, soi nà hàng trăm ha, các loại hoa khác ngắn ngày có hơn 14 ha, nhiều nhất là hoa cúc 10,5 ha.
Đến nay đã qua 23 tháng 10 âm lịch, theo nông lịch và quy luật thời tiết ở miền Trung không còn mưa lũ lớn, bắt đầu triển khai sản xuất nông nghiệp cho năm mới, tiến hành tu bổ các công trình thủy lợi, nạo vét hệ thống kênh mương, làm vệ sinh đồng đồng ruộng, các trạm bơm điện bắt đầu nhả nước cho máy cày xới bận ải (gọi là cày ngâm cho rục cỏ), chuẩn bị xuống vụ Đông Xuân 2023- 2024 vào giữa tháng 12/2023, tức là đầu tháng 11 âm lịch.
Những kinh nghiệm quý báu từ đồng ruộng năm 2023 và những năm trước đó, tiếp sức cho bà con nông dân bước vào năm nông nghiệp 2024, với nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, mở đầu bằng vụ Đông Xuân 2023- 2024 giành thắng lợi trọn vẹn, hy vọng cả năm 2014, thị xã An Nhơn sẽ tiếp tục được mùa./.

Tác giả bài viết: Trần Duy Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay2,985
  • Tháng hiện tại291,856
  • Tổng lượt truy cập3,063,645

1057/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 08/07/2024

1101/UBND

V/v cho cải táng tại Khu cải táng phục vụ GPMB Khu Công nghiệp Nhơn Hòa

Thời gian đăng: 08/07/2024

1076/UBND

V/v chủ trương thành lập Tổ thẩm định các nội dung có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu đối với đơn vị mua sắm tập trung tại thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 02/07/2024

1050/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 28/06/2024

1060/UBND

V/v thay thế thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Thỏa thuận khung hợp tác cấp địa phương về nước sạch, thu gom và xử lý nước thải giữa UBND tỉnh Bình Định với hai Nghiệp đoàn SEAFF và SFL của Pháp (phía Việt Nam)

Thời gian đăng: 01/07/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây