Một gia đình có công lớn với cách mạng

Thứ hai - 04/04/2022 15:01 296 0
Vợ chồng cụ ông Đặng Luân và cụ bà Trần Thị Trợ, thường gọi là bà Giàu, ở xóm An Xuân, thôn Bắc Nhạn Tháp (Nhơn Hậu) xứ sở nghề sản xuất đồ gốm truyền thống. Ông bà từng tham gia kháng chiến chống Pháp, kháng Nhật từ khi tổ chức Việt Minh mới ra đời ở địa phương, cùng với nhân dân trong làng, trong tổng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền mùa Thu năm 1945. Rồi tiếp tục tham gia chính quyền và hội đoàn thể cứu quốc ở cơ sở, cùng quân dân trong xã hăng hái xây dựng và bảo vệ vùng tự do, hậu phương kháng chiến của Liên khu 5, chống thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần nữa.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hiệp định Giơnèvơ được ký kết, nhưng nhân dân ta ta còn phải chịu nỗi đau chia cắt đất nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm bàn giao cho đối phương, chờ hai năm tổng tuyển cử. Cụ ông Đặng Luân là đảng viên trong chín năm chống Pháp, nhưng vì sức khỏe yếu không đi tập kết ra miền Bắc, được tổ chức bố trí ở lại miền Nam hoạt động hợp pháp. 
Với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, nên ngay khi mới tiếp quản miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm được Mỹ nuôi dưỡng đã trắng trợn xóa bỏ hiệp định đình chiến ký chưa ráo mực, thẳng tay đàn áp, khủng bố đẫm máu những người kháng chiến cũ, những người yêu nước đòi hiệp thương tổng cử thống nhất đất nước, trong đó có vợ chồng cụ Đặng Luân và Trần Thị Trợ.
Mặc dù hoạt động bí mật giữa vòng vây của bộ máy kìm kẹp cực kỳ gian ác của chế độ Sài Gòn, nhưng lòng căm thù giặc sâu sắc và luôn giữ vững niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, vợ chồng cụ Đặng Luân và Trần Thị Trợ đã vững vàng vượt qua mọi gian khổ, đối mặt với bao hiểm nguy, có những lúc rất ngặt nghèo.
Nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với mạng lưới cơ sở trong giai đoạn này là bảo vệ các đồng chí lãnh đạo được Đảng bố trí ở lại miền Nam, ta thường gọi là cán bộ quần kết, bí mật ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng quần chúng trong thời kỳ đen tối nhất. Càng thấy rõ ý nghĩa sâu sắc khi đọc một đoạn trong bài “Một gia đình có sáu liệt sỹ” trong tập Ký sự thời kháng chiến của tác giả Đinh Bá Lộc- nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chính trị viên Tỉnh đội Bình Định: “Tháng 3/1975, đồng chí Võ Văn Đinh- Phó Bí thư Tỉnh ủy về nhà ông Đặng Luân một đảng viên cơ sở. Ông Luân và vợ là Trần Thị Trợ được tổ chức giao nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ đồng chí Đinh. Một hôm thấy anh Đinh băn khoăn suy nghĩ, bà Trợ đoán biết anh đang lo việc tạo thế hợp pháp để đi lại làm việc với các huyện. Bà hỏi: “Chú gánh nặng được bao nhiêu cân?”. Đồng chí Đinh chưa hiểu ý bà hỏi để làm gì, nhưng vẫn nói với bà: “Tôi gánh được hai vuông lúa (40kg)”. Bà nói ngay: “Cải trang đi bán đồ gốm được không?”. Rồi bà mua đồ gốm chất thành gánh để anh đi bán dạo khắp nơi. Năm bảy ngày anh mới về. Trước khi vào nhà anh ở ngoài dò la tình hình, không có gì nghi vấn anh mới vào. Cứ thế ngót bốn tháng trời. Từ ngày 20/7/1957 anh đi luôn không thấy về. Sau được biết địch đã bắt anh tại huyện Phù Cát. Vì người Nhơn Hậu thường đi bán đồ gốm nên chúng đưa anh về giam ở Nhơn Hậu. Tối hôm đó, cơ sở đã đưa anh ra khỏi nơi giam giữ và trở về căn cứ. Trong bốn tháng chung sống, gia đình cụ Đặng Luân được đồng chí Võ Văn Đinh tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng. Cả gia đình đều tham gia kháng chiến chống Mỹ cho đến ngày giải phóng năm 1975”. 
Một gia đình cơ sở tìm cách tạo thế hợp pháp cho một đồng chí lãnh đạo tỉnh, không phải là người địa phương mà đóng giả làm người Nhơn Hậu, ăn ở hoạt động hợp pháp ngay trong nhà mình gần nửa năm mà cả bộ máy kìm kẹp dày đặc của đối phương không hề hay biết, quả là một điều kỳ diệu, trở thành huyền thoại. Chỉ một đoạn trong bài ký sự của đồng chí Đinh Bá Lộc, đã là một sự xác nhận của lãnh đạo tỉnh về công trạng rất đặc biệt của vợ chồng cụ Đặng Luân- Trần Thị Trợ đối với cách mạng khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mới bắt đầu, đầy khó khăn, thử thách. 
Sau ngày thống nhất đất nước, thời kỳ đồng chí Võ Văn Đinh (tức Võ Hoàn) làm Bí thư Tỉnh ủy có về lại xóm An Xuân thăm mẹ Trần Thị Trợ. Lúc ấy mẹ đang nuôi đứa cháu nội mồ côi cả cha lẫn mẹ mới hơn mười tuổi, một bà một cháu nương tựa nhau. Ôn lại cuộc đời đầy bi tráng, mẹ Trợ nhớ như in từng sự kiện, từng giai đoạn, từ cơ sở đầu mối, gia đình mẹ đã liên tiếp nuôi giấu, bảo vệ nhiều đồng chí lãnh đạo huyện, tỉnh bám trụ chỉ đạo phong trào. Năm 1961, khi tổ chức Đảng ở Nhơn Hậu vừa phục hồi, đội công tác xã mới thành lập, chồng mẹ đã giữ trọng trách đội trưởng, tham gia đánh trụ sở ngụy quyền xã Nhơn Hậu tháng 10/1964, diệt tên xã trưởng quân quản, mở ra phong trào đồng khởi trong toản huyện, giải phóng hầu hết địa bàn nông thôn, bao vây quận lỵ, thị trấn. Cụ Đặng Luân cùng quân dân trong xã ra sức xây dựng thế trận chiến tranh du kích, chống địch càn quét, quyết giữ vững vùng giải phóng. Ông vinh dự được dự đại hội chiến sỹ thi đua của huyện, tổ chức tại vùng giải phóng Nhơn Hạnh, trên đường về không may bị vướng mìn của địch, hy sinh vào ngày 26/8/1965. 
Nén đau thương, nung nấu lòng căm thù giặc, mẹ Trần Thị Trợ và các con tiếp tục hoạt động cách mạng để trả thù cho chồng, cho cha và đồng bào bị địch giết hại. Người con trai cả của mẹ là Đặng Thành Công, vừa giúp mẹ công việc ruộng vườn, vừa cùng với mẹ nuôi giấu cán bộ, bộ đội, tham gia du kích mật rồi vào bộ đội huyện. Từ một chiến sỹ đánh giặc rất dũng cảm, anh Công lần lượt kinh qua các chức vụ chỉ huy trung đội, đại đội rồi được đề bạc làm huyện đội phó huyện đội An Nhơn. Anh có mặt hầu hết các địa bàn trong huyện, nhưng thường xuyên là chiến trường khu Đông ác liệt, từng chỉ huy đơn vị đánh tiêu diệt cả trung đội lính đánh thuê Nam Triều Tiên ở vùng giải phóng xã Nhơn Hạnh. Cũng tại Nhơn Hạnh, ngày 01/4/1968, trong trận chống càn diễn ra ác liệt, anh trực tiếp chỉ huy đơn vị chận đánh bọn lính Nam Tiên Triên gây cho chúng nhiều thương vong, không may anh trúng mảnh pháo của địch, bị thương nặng, không kịp cấp cứu và đã anh dũng hy sinh, khi mới bước qua tuổi 23.
 Mẹ Trợ thẩn thờ bỏ ăn, bỏ ngủ nhiều ngày liền, lúc tỉnh lúc mê như người mất hồn. Hai người em gái của anh Đặng Thành Công là Đặng Thị Hương và Đặng Thị Thủy, chị là chiến sỹ quân y của huyện đội, em là y tá của đội du kích tiếp tục lao vào công việc, vừa làm nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc thương binh, vừa cầm súng chiến đấu. Trong một trận đánh địch càn quét vùng giải phóng Bắc Nhạn Tháp, hai chị em cùng lo sơ cứu vết thương cho thương binh và kịp thời đưa anh em xuống hầm bí mật trước. Hai chị em xuống hầm sau, vì quá gấp nên ngụy trang không kỹ, địch phát hiện vị trí, chúng ném lựu đạn xuống hầm, cả hai chị em đều hy sinh cùng ngày 12/2/1969.
Người dâu mẹ, chị Nguyễn Thị Lan vợ liệt sỹ Đặng Thành Công, hai vợ chồng vừa sinh được cháu trai đầu lòng đặt tên là Đặng Văn Hải, thì anh Công hy sinh. Chị quyết chí trả thù cho người thân, tích cực tham gia chiến đấu cùng đội du kích xã. Ngày 13/7/1969, địch càn vào làng, chị vừa xuống hầm bí mật, không may chúng xăm trúng hầm và kêu gọi chị lên đầu hàng. Chị Lan mưu trí, giơ tay trái tỳ miệng hậm vọt lên, bọn lính ập đến bắt chị, chúng đâu ngờ tay phải chị che chéo áo, cầm quả lựu đạn đã rút chốt sẵn ném ngay vào đội hình địch. Hai tên bảo an ngã lăn ra chết, chị thoát thân chạy ra đồng, nhưng cánh đồng trống, chúng bắn đạn như vãi cát, chị bị thương nặng, trước khi tắt thở chị còn gọi to: “Hải ơi! Lớn lên con nhớ trả thù cho má”. 
Mẹ Trần Thị Trợ, một người đàn bà chịu thương chịu khó, kiên trung với cách mạng, sống có tình nghĩa, hết mực yêu thương bà con làng xóm. Nhưng kẻ thù cho mẹ là cái gai, nên tìm mọi cách trả thù. Mẹ đã phải vào tù ra tội không biết bao nhiêu lần, mỗi khi bị địch bắt, đứa cháu nội đích tôn Đặng Văn Hải còn tấm bé, nhưng đối phương cũng cố hãm hại để thực hiện dã tâm nhổ cỏ tận gốc, may mắn nhờ người tốt bụng cứu cháu khỏi bàn tay độc ác của kẻ thù. Năm 1972, khi cháu Hải được bảy tuổi, thì mẹ Trợ lại bị địch bắt lần nữa, giam giữ trong xà lim, ngục tối tra tấn đến chết đi sống lại từ nhà lao An Nhơn đến nhà lao Quy Nhơn, đến sau khi hiệp Paris được ký kết mẹ mới được ra khỏi nhà tù, về nhà lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Những năm tháng ở tù, mẹ phải gửi đứa cháu nội cho người cô ruột cháu là Đặng Thị Nhung, có chồng hy sinh trong chiến dịch Xuân Mậu Thân- 1968, nuôi dưỡng, bảo bọc khôn lớn.
Nợ nước thù nhà chất chồng, mẹ Trần Thị Trợ vẫn cắn răng chịu đựng, nuốt nước mắt vào trong tiếp tục nuôi giấu cán bộ, bộ đội cho đến ngày cách mạng giành toàn thắng. Mẹ Trần Thị Trợ có chồng, con trai, con dâu, hai người con gái và một con rể hy sinh. Là một trong những gia đình có công lớn với cách mạng ở quê hương Nhơn Hậu- An Nhơn, đặc biệt trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cực kỳ gian khó. Bản thân mẹ là thương binh loại 2/4, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huân chương độc lập hạng hai và vinh dự được phong tặng danh hiệu cao quý: Bà mẹ việt Nam Anh hùng đợt đầu tiên. 
Đất nước thanh bình, nhà nhà đoàn tụ, nhưng gia đình mẹ Trần Thị Trợ chỉ còn hai bà cháu. Những năm tháng cuối đời mẹ ở với người cháu nội duy nhất là Đặng Văn Hải, cho đến khi mẹ có chắc nội gọi bằng cố, thì sức khỏe mẹ yếu dần do tuổi tác và hậu quả của những đòn roi tra tấn của kẻ thù trên thân hình gầy còm, nên mẹ đã trút hơi thở cuối cùng, tìm về cõi vĩnh hằng, về với chồng với con, hưởng thọ 85 tuổi.
Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Trợ không còn trên thế gian, nhưng hình ảnh người mẹ hiền hậu mà gan góc chịu quá nhiều hy sinh mất mát, luôn đọng mãi trong ký ức của những người tham gia kháng chiến, của bà con làng gốm Bắc Nhạn Tháp-  Nhơn Hậu. Và, họ mãi gọi mẹ Trợ bằng cái tên thân thương: Mẹ Giàu! Má Giàu!

Nguồn tin: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay910
  • Tháng hiện tại413,376
  • Tổng lượt truy cập4,368,885

2078/UBND

V/v thực hiện Văn bản số 9288/UBND-TH ngày 15/11/2024 của UBND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 26/11/2024

1771/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 26/11/2024

2090/UBND

v/v khảo sát đầu tư dự án cấp nước sạch trên địa bàn thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 26/11/2024

1769/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 21/11/2024

Thời gian đăng: 22/11/2024

1668/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, tuyến phố văn minh của các xã, phường

Thời gian đăng: 15/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây