về việc tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, dịch bệnh vật nuôi và sản xuất chăn nuôi trên địa bàn thị xã
HST
2022-06-09T17:05:48+07:00
2022-06-09T17:05:48+07:00
https://annhon.binhdinh.gov.vn/vi/news/cac-tin-khac/ve-viec-tap-trung-trien-khai-dong-bo-cac-giai-phap-phong-chong-benh-cum-gia-cam-dich-benh-vat-nuoi-va-san-xuat-chan-nuoi-tren-dia-ban-thi-xa-226.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Thị xã An Nhơn
https://annhon.binhdinh.gov.vn/uploads/logoannhon.png
UBND thị xã vừa ban hành văn bản chỉ đạo về việc tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, dịch bệnh vật nuôi và sản xuất chăn nuôi trên địa bàn thị xã.
Theo đó, Chủ tịch UBND thị xã đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc thị xã và Chủ tịch UBND các xã, phường nghiêm túc quán triệt, triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục quán triệt, tổ chức triển khai, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tại các văn bản chỉ đạo đã được ban hành.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền: Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao theo nhiệm vụ, chức năng thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đến hộ chăn nuôi về việc thực hiện khai báo hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học, chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi, vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường.
3. UBND các xã, phường:
- Giao trách nhiệm cho Trưởng thôn, khu vực phối hợp với Thú y cơ sở tăng cường công tác quản lý chăn nuôi; theo dõi, kiểm tra, giám sát, báo cáo kịp thời trong vòng 24 giờ về tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, vật nuôi để phối hợp xử lý nhanh chóng số gia cầm, vật nuôi bị bệnh, chết, đảm bảo không làm lây lan ra diện rộng.
- Tổ chức triển khai, thực hiện và tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi tham gia tiêm phòng vaccine cúm cho đàn gia cầm nuôi mới, tái đàn, chưa tiêm đủ liều để phòng bệnh cúm gia cầm, bảo đảm tỉ lệ tiêm phòng đạt trên 80% tổng đàn; tự mua các loại vaccine khác để tiêm phòng cho đàn gia cầm, vật nuôi theo quy định, hướng dẫn của cơ quan thú y và nhà sản xuất.
- Hướng dẫn, truyên truyền, vận động hộ chăn nuôi thực hiện khai báo hoạt động chăn nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi; báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, vật nuôi.
4. Phòng Kinh tế: Tổng hợp, báo cáo kịp thời kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, vật nuôi tại các xã, phường và các trường hợp để xảy ra việc chủ quan, lơ là, thiếu quan tâm chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật cho UBND thị xã để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.
5. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp: Phân công viên chức kỹ thuật phụ trách địa bàn các xã, phường để tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và có biện pháp phối hợp bao vây, xử lý nhanh các ổ dịch xảy ra lẻ tẻ, cục bộ, kiên quyết không để dịch lây lan ra diện rộng. Nhận, bảo quản, cấp phát đầy đủ và kịp thời các trang thiết bị, vật tư, vaccine, thuốc sát trùng tiêu độc để phục vụ công tác tiêm phòng và phòng, chống dịch bệnh động vật.
6. Phòng Y tế: Phối hợp với Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trong công tác tuyên truyền, chia sẻ thông tin, giám sát dịch tể, phát hiện và xử lý ổ dịch bệnh cúm gia cầm theo quy chế phối hợp tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế về hướng dẫn phối hợp phòng chống bệnh truyền lây từ động vật sang người.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thị xã và các Hội, đoàn thể tăng cường vận động, tuyên truyền hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, vật nuôi.