Thành Hoàng Đế

Thứ ba - 12/04/2022 15:39
Cổng thành Hoàng Đế.
Cổng thành Hoàng Đế.
     Thành Hoàng Đế nằm trên địa phận xã Nhơn Hậu và phường Đập Đá, thị xã An Nhơn cách Quy Nhơn 27km về hướng Tây Bắc.
     Thành Hoàng Đế được triều đại Tây Sơn xây dựng vào năm 1776 trên cơ sở thành Đồ Bàn của Vương quốc Chămpa để lại và được chính thức gọi tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778. Trong suốt một thời gian dài từ 1776 đến 1793, thành là đại bản doanh của quân Tây Sơn và sau đó là kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàn Đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc.
     Thành Hoàng Đế nguyên là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi là 7400m. Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m rộng 370m. Bên trong Thành Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật dài 174m rộng 126m.
     Qua nhiều lần khai quật đã lộ rõ nhiều công trình kiến trúc chứng tỏ vương triều Thái Đức đã phát triển trên đất này. Đó là nền chính điện, nền điện bát giác với gạch Bát Tràng và đá trắng Champa. Hai hồ bán nguyệt đối xứng qua điện bát giác, với những dãy đá san hô, những bậc đá gắn vào hồ.
hoBanNguyet
 
Hồ bán nguyệt

     Ngoài hai hồ bán nguyệt, đợt khai quật còn lộ một hồ hình trái tim. Những cây sung cổ thụ mấy trăm năm tuổi bên hòn giả Sơn. Giếng vuông ở góc thành, lát đá ong mà nước đến bây giờ vẫn trong xanh dù cho thời gian cây cỏ vô tình che lấp.
giengCo
 
Giếng cổ.

     Thành Hoàng Đế còn chứng kiến những trận đánh giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, trong đó có trận đánh bao vây thành của hai tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng với tướng Võ Tánh vào tháng 5 năm 1801. Biết cầm cự không nổi với quân Tây Sơn, Võ Tánh tự thiêu cùng với quan văn là Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử. Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, nơi đây làm nơi thờ “song trung” Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.  
moVoTanh
 
Mộ Tướng Võ Tánh.

     Tuy thành Hoàng Đế chỉ còn là di tích lịch sử, nhưng văn hóa, và những làng nghề xung quanh thành vẫn còn như từ thuở nào. Không nhiều như “36 phố phường” của thành Thăng Long, nhưng xung quanh thành Hoàng Đế vẫn còn nhiều làng nghề rộn ràng sản xuất như làng gốm Vân Sơn, làng dệt Phương Danh, làng đúc đồng Bằng Châu, làng tiện gỗ, làng nón… cho thấy một kinh thành nhộn nhịp ngựa xe và phồn hoa làm lòng ta thấy nao nao mà nghĩ về một huyền tích kinh xưa.
     Thành đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1982.

Tác giả: TH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xây dựng Đảng
Thông tin PCTT, TKCN
Học tập Hồ Chí Minh
Lịch công tác
Dịch vụ công trực tuyến
Bộ Thủ tục hành chính
Bộ TTHC cấp huyện
Bộ TTHC cấp xã
CCHC
Công khai tài chính
Tuyển dụng
gGPKD
Bộ Pháp Điển
Chuyển đổi số

62/KH-UBND

KẾ HOẠCH Tổ chức Hội nghị đối thoại của Chủ tịch UBND thị xã với thanh niên năm 2023

Thời gian đăng: 26/04/2023

lượt xem: 211 | lượt tải:66

42/TB-UBND

THÔNG BÁO Kết luận của Đ/c Lê Thanh Tùng– Chủ tịch UBND thị xã tại cuộc họp thông qua các chỉ tiêu chi tiết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Thời gian đăng: 15/02/2023

lượt xem: 412 | lượt tải:87

39/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp thường kỳ giao ban lãnh đạo UBND thị xã ngày 13/02/2023

Thời gian đăng: 15/02/2023

lượt xem: 355 | lượt tải:85

18/KH-UBND

KẾ HOẠCH Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn thị xã An Nhơn năm 2023

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 296 | lượt tải:81

17/KH-UBND

KẾ HOẠCH Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 320 | lượt tải:0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây