An Nhơn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thứ ba - 19/07/2022 11:05 789 0
Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ thị xã An Nhơn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế giai đoạn 2020-2025.
Thành viên HTXNN 2 Nhơn Thọ thu hoạch dưa lê vỏ vảng trên ruộng dưa HTX ứng dụng công nghệ cao vò sản xuất hiệu quả
Thành viên HTXNN 2 Nhơn Thọ thu hoạch dưa lê vỏ vảng trên ruộng dưa HTX ứng dụng công nghệ cao vò sản xuất hiệu quả
Sau hơn 1 năm triển khai Chương trình hành động số 11, ngày 14.5.2021 của Tỉnh ủy về phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thị xã An Nhơn đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị tư vấn, khoa học nghiên cứu, chuyển giao các công trình khoa học, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; xây dựng các mô hình, dự án thử nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, bảo quản chế biến sản phẩm; xây dựng thương hiệu các nông sản chủ lực của địa phương. Phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã, nhóm cùng sở thích trên các lĩnh vực sản xuất trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, nuôi thủy sản trên sông - trong ao hồ… gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch trãi nghiệm.
Ông Lê Thanh Tùng, Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn, cho biết: An Nhơn triển khai canh tác lúa cải tiến SRI liên kết theo chuỗi giá trị diện tích trên 1.020 ha, năng suất tăng 2 tạ/ ha so với lúa đại trà. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư các dự án sản xuất lúa thương phẩm theo hướng VietGap, hữu cơ gắn với liên kết sản xuất và chế biến gạo. Để thực hiện hướng đi này, vụ Thu ăm 2021 và vụ Đông Xuân 2021-2022, thị xã đưa vào sản xuất 45 ha giống lúa chất lượng cao ST25. Đồng thời chuyển hơn 14 ha diện tích trồng lúa và trồng màu kém hiệu quả sang trồng rau, dưa lưới, xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới trồng rau công nghệ cao, làm hệ thống tưới tiết kiệm. Đầu tư hạ tầng sản xuất khu mai vàng tập trung tại 2 xã Nhơn An và Nhơn Phong, bảo đảm chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành các vùng sản xuất quy mô, sản suất hàng hóa đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. 
Ứng dụng công nghệ trồng cây ăn quả và cây dược liệu trên diện tích 15 ha tại thôn Thọ Lộc 2 (xã Nhơn Thọ) do Công ty HSP đầu tư, với tổng vốn hơn 7,4 tỉ đồng; dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến trồng cây ăn quả mít, bưởi 30 ha tại thôn Tân Nghi (xã Nhơn Mỹ) do Công ty TNHH Thiên Hưng đầu tư với nguồn vốn 10,2 tỉ đồng; xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trên cây trồng cạn, như sả, đậu phộng, bắp, mè…đến chế biến dầu phộng, mè, tinh dầu sả theo thương hiệu, gắn với chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. 
Đi đầu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp phải kể đến HTX NN 2 Nhơn Thọ (xã Nhơn Thọ) trong trồng dưa lê vỏ vàng Kim hoàng hậu, dưa lưới vỏ xanh trên đất mà trước đây chuyên trồng mía, đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. “Dưa lê Kim hoàng hậu có thể gieo trồng từ tháng 2 đến cuối tháng 9 dương lịch hằng năm. Trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 - 70 ngày, trọng lượng có thể đạt từ 1,2 – 1,5kg. Với sự phát triển như thời điểm hiện tại, 3,4ha dưa lê vỏ vàng Kim hoàng hậu và dưa lưới vỏ xanh theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX nông nghiệp 2 Nhơn Thọ có doanh thu trên 1,2 tỷ đồng, cao hơn 5 - 6 lần so với trồng mía", ông Phạm Văn Tân, Giám đốc HTX NN 2 Nhơn Thọ, chia sẻ.
Đặc biệt, đến nay thị xã An Nhơn có 15 sản phẩm được tỉnh công nhận OCOP (7 sản phẩm đạt 4 sao và 8 sản phẩm đạt 3 sao). Thị xã đang hỗ trợ  đưa sản phẩm Ocop và đưa sản phẩm nông sản của nông hộ lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
Trong quá trình triển khai, cán bộ, đảng viên và nhân dân thị xã An Nhơn đã nỗ lực từng bước thực hiện mục tiêu, kế hoạch về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất mà thị xã đề ra đạt kết quả bước đầu. Từ nay cho đến năm 2025, thị xã tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho sản xuất hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, thích ứng biến đổi khí hậu và có thị trường ổn định; chủ động tiếp cận và lựa chọn những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến có hiệu quả, có năng suất bức phá, có sức lan tỏa nhanh và những mô hình tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để chuyển giao vào sản xuất, phục vụ bà con nông dân, tạo sử chuyển biến rõ rệt trên phạm vi rộng về chất lượng và hiệu quả kinh tế, bền vững môi trường. 

Tác giả bài viết: Xuân Thức

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay3,255
  • Tháng hiện tại50,669
  • Tổng lượt truy cập3,764,194

1933/UBND

V/v thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 11/11/2024

1644/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 08/11/2024

Thời gian đăng: 11/11/2024

1645/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại buổi làm việc với các Chủ đầu tư Cụm công nghiệp và các cơ sở, doanh nghiệp thuê đất tại Cụm công nghiệp Tân Đức

Thời gian đăng: 11/11/2024

419/BC-UBND

BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 11 năm 2024

Thời gian đăng: 07/11/2024

1900/UBND

thực hiện một số nhiệm vụ theo nội dung Kết luận số 508-KL/TU, ngày 22/10/2024 của Ban Thường vụ Thị ủy

Thời gian đăng: 06/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây