Ngày truyền thống lực lượng vũ trang An Nhơn

Thứ tư - 18/12/2024 10:54 149 0
Trong những ngày cuối năm 2024, cả nước hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024). Đội quân cách mạng được Đảng, Bác Hồ trực tiếp lãnh đạo, nhân dân đùm bọc che chở, nuôi dưỡng đã chiến đấu và trưởng thành, trở thành những binh đoàn, binh chủng hùng mạnh, làm nòng cốt cho phong trào cách mạng của quần chúng, giành từ thắng này đến thắng lợi khác, đến thắng lợi hoàn toàn là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong niềm vinh dự chung của toàn quân, có niềm tự hào của lực lượng vũ trang nhân dân huyện An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn) từ những chiến sĩ tự vệ sắt, tay cày tay súng, vũ khí thô sơ chỉ là gậy gộc, giáo mác, dao găm, mã tấu…với lòng căm thù giặc sâu sắc. Được sự lãnh đạo của đảng viên Chi bộ Hồng Lĩnh và Mặt trận Việt Minh đã cùng với quân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, rồi bước 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ giành toàn thắng. 
Ngược dòng lịch sử, cuối năm 1944, tình hình trong nước và thế giới có những chuyển biến quan trọng, đòi hỏi phải có lực lượng vũ trang chính thức để làm nòng cốt cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam. 
Sau cuộc khởi nghĩa Ba Tơ- Quảng Ngãi vào ngày 11/3/1945 thắng lợi, càng thôi thúc quân dân Bình Định đứng lên khởi nghĩa vũ trang. Ở An Nhơn, ngày 20/4/1945, tổ chức Việt Minh phủ được thành lập (lấy tên Việt Minh phủ Thái) đã gấp rút xây dựng các đội tự vệ sắt, tự vệ cứu quốc, chọn những thanh niên tiến bộ, giỏi võ nghệ ở các làng võ, làm nòng cốt hoạt động vũ trang tuyên truyền từ phủ xuống cơ sở.
Lực lượng tự vệ sắt, tự vệ cứu quốc ngày càng lớn mạnh và hoạt động rộng khắp, ngày 18/6/1945, được tin hai tên câu quản do tri phủ cử về làng Đại Bình, nắm tình hình và đàn áp phong trào cách mạng, Việt Minh tổng Mỹ Đức bố trí tự vệ sắt phục sẵn và cử đồng chí Đặng Tứ là Hương kiểm làng Đại Bình đã được giác ngộ cách ngộ cách mạng, đến gặp câu quản và hương lý tập trung tại đình làng. Theo kế hoạch, cụ Đặng Tứ được giao nhiệm vụ đánh trống làm tín hiệu, lập tức tự vệ sắt ập vào, tước vũ khí câu quản và bắt toàn toàn bộ quan chức chuyển về đình Nghĩa Hòa, cùng chung tổng Mỹ Đức (nay là xã Nhơn Mỹ) học tập chính sách của Việt Minh, rồi cho về. Từ ngày này, chính quyền tay sai Nhật ở tổng Mỹ Đức và nhiều nơi trong phủ tê liệt, tổ chức Việt Minh đã ra hoạt động công khai, vận động quần chúng làm cách mạng. 
Việt Minh đã nhanh chóng nắm các phái võ, tổ chức phong trào dạy và học võ rộng khắp, ngày đêm rèn vũ khí thô sơ, cử những đội viên tự vệ tiêu biểu dự các lớp huấn luyện quân sự do tỉnh mở. Với tinh thần yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, các chiến sĩ lực lượng bán vũ trang trong huyện đã làm nòng cốt cho quần chúng, cùng cả nước làm nên cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại. Chỉ trong vòng 5 ngày từ 25- 26 tháng 8/ 1945, ở An Nhơn toàn bộ chính quyền từ phủ xuống tổng, làng đã về tay nhân dân. Lực lượng vũ trang chính thức ra đời cùng với chính quyền cách mạng, ở phủ có Ban quân sự, cấp tổng có Ban dân quân, mỗi tổng có một đến hai trung đội dân quân tự vệ, nhiều nơi cấp làng cũng có trung đôi. Sau khi cấp tổng đổi thành xã, phủ đổi thành huyện, thì mỗi xã thành lập một đại đội, ở huyện ngoài đại đội bộ binh hiện có còn thành lập thêm một đại đội cảm tử, làm lực lượng nòng cốt cho xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận làng xã chiến đấu, giữ vững vùng tự do, chi viện sức người sức của cho chiến trường, góp phần đánh thắng thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, những năm đầu do ta đấu tranh một chiều, phong trào cách mạng ở An Nhơn và cả miền Nam bị tổn thất nặng nề. Tháng 01/1959, Trung ương ban hành Nghị quyết 15 lịch sử cho phép dùng bạo lực chính trị của quần chúng kết hợp với bạo lực vũ trang để đấu tranh với kẻ thù tàn bạo. Một số cán bộ quân sự và dân chính tập kết ra Bắc, lần lượt được cử vào Nam để củng cố phong trào, khôi phục lực lượng vũ trang làm chỗ dựa cho quần chúng đấu tranh. 
Tháng 3/1960, Ban cán sự Đảng của huyện được khôi phục, thì tháng 7 năm ấy Đội vũ trang tuyên truyền đầu tiên của huyện cũng ra đời, lúc đầu chỉ có 7 tay súng, hoạt động trong vòng vây của địch. Từ không biến thành có, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, vừa đánh địch vừa bổ sung lực lượng, thu vũ khí địch trang bị cho ta, liên tiếp tấn công, tạo thế cho quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, bước vào chiến dịch Đồng khởi, giải phóng toàn bộ địa bàn nông thôn, bao vây quận lỵ, thị trấn. 
Tháng 9/1965, quân Mỹ và chư hầu ào ạt đổ vào miền Nam hòng cứu vãn chế độ Sài Gòn, thì ngày 10/10/1965, tại Vĩnh Định (Nhơn Phong), đại đội tập trung thuộc Huyện đội An Nhơn được thành lập, mang tên đại đội Bắc Giang và tiếp tục phát triển lên hai đại đội, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của quần chúng. Khắp các chiến trường từ khu Đông lên khu Tây, nơi nào cũng có dấu chân bộ đội huyện, giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cho đến thắng lợi hoàn toàn là giải phóng quê hương An Nhơn vào ngày 30/3/1975, góp phần giải phóng toàn tỉnh và cả miền Nam, thống nhất Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, xây dựng và bảo vệ quê hương, Tổ quốc.
Cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang An Nhơn vinh dự được Chủ tịch Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Danh hiệu cao quý này còn tặng thưởng cho Ban An ninh huyện, quân và dân 12/15 xã. Đặc biệt có 4 liệt sĩ là cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang huyện được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có một nữ sĩ quan là Huyện đội phó đầy bản lĩnh của người nữ chỉ huy, đã anh dũng hy sinh. Ngoài ra, còn có hàng ngàn huân- huy chương các 1oaị được tặng thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích trong chiến đấu.
Quân và dân An Nhơn tự hào là ngày 13/8/2021, Chính ủy Quân khu V ký Quyết định số 1196/QĐ-QK chọn ngày 18/6/1945, ngày tự vệ sắt mưu trí bắt toàn bộ câu quản, tổng, lý của tổng Mỹ Đức là ngày truyền thống lực lượng vũ trang An Nhơn. Đã 79 năm trôi qua, nhưng lực lượng vũ trang nhân dân thị xã An Nhơn luôn tự hào về ngày truyền thống vẻ vang của mình, tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, góp phần để thị xã An Nhơn sớm trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025.

Tác giả bài viết: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay4,043
  • Tháng hiện tại135,380
  • Tổng lượt truy cập4,567,051

12/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 16/01/2025

Thời gian đăng: 17/01/2025

08/KH-UBND

kế hoạch đón tiếp và làm việc với đoàn công tác liên ngành của trung ương đến khảo sát hiện trạng ĐVHC dự kiến thành lập phường, thị xã và thị trấn tại tỉnh Bình ĐỊnh

Thời gian đăng: 14/01/2025

1818/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND thị xã Lê Hoài An tại cuộc họp nghe báo cáo các vấn đề có liên quan đến dự án Nghĩa trang Nam An Nhơn

Thời gian đăng: 27/12/2024

1817/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 27/12/2024

2078/UBND

V/v thực hiện Văn bản số 9288/UBND-TH ngày 15/11/2024 của UBND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 26/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây