Dấu chân sư đoàn

Chủ nhật - 15/12/2024 14:41 69 0
Trong quá trình sưu tầm tài liệu để biên soạn cuốn Truyền thống lực lượng vũ trang Hoài Ân- Bình Định (1945- 2005), nơi ra đời của Sư đoàn 3 Sao Vàng, tôi có điều kiện tiếp cận nhiều tư liệu liên quan đến Sư đoàn chủ lực của quân khu được ra đời trên chiến trường Bình Định. Thời còn tỉnh Nghĩa Bình, được một người bạn tặng tập sách Sư đoàn Sao Vàng- Ký sự, là cuốn ký sự lịch sử quý giá, phản ánh có hệ thống suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi tự hào của sư đoàn chủ lực quân khu.
Từ cuối năm 1964, đầu năm 1965, phong trào Đồng khởi ở Khu 5 và cả miền Nam phát triển như thế chẻ tre, giải phóng nông thôn, bao vây thành thị, quân Mỹ và chư hầu vội vã nhảy vào miền Nam trực tiếp tham chiến hòng cứu vãn tình thế. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân dân Bình Định, toàn miền Nam và cả nước trước yêu cầu mới là trực tiếp đương đầu với quân xâm lược nhà nghề có tiềm lực hơn ta nhiều lần. Thế là các đơn vị quân chủ lực ra đời, trong đó có Sư đoàn 3 (Sư đoàn Sao Vàng) ở Bình Định, Sư đoàn 2 ở Quảng Ngãi, thuộc Quân khu 5.
    Hơn năm thập niên trước, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945- 2/9/1965), tại khu rừng Bà Bơi, thôn Nghĩa Nhơn, xã Ân Nghĩa (nay thuộc xã Bok Tơi), huyện Hoài Ân, đã thành lập Sư đoàn 3 Sao Vàng. gồm những đơn vị từng có bề dày chiến đấu từ trong kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ. Trong đó, nòng cốt là Trung đoàn 2, từng sát cánh với quân dân Bình Định, đơn vị làm chủ công phối hợp với lực lượng địa phương giải phóng huyện miền núi An Lão vào tháng 12/1964. Từ đây, Trung đoàn 2, rồi Sư đoàn Sao Vàng trở thành niềm tin, chỗ dựa và sự cổ vũ lớn lao đối với quân dân Bình Định.
Việc ra đời Sư đoàn 3 ở Bình Định và Sư đoàn 2 ở Quảng Ngãi đã đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của chiến tranh cách mạng ở Khu 5. Sau nhiều năm thai nghén, quân dân Khu 5 đã trở dạ cho ra đời các sư đoàn chủ lực, phản ánh sự phát triển tất yếu của chiến tranh cách mạng, đáp ứng yêu cầu cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đang trên đà lớn mạnh. 
    “Bộ đội Sao Vàng”, “Sư đoàn 3 Sao Vàng”, “ Đoàn Sao Vàng” là một và đều là tên gọi sư đoàn mang tên Sao Vàng thân thương, niềm tự hào đối với tất cả cán bộ, chiến sĩ sư đoàn và quê hương Bình Định. Từ núi rừng An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, rừng dừa Tam Quan- Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát đến An Nhơn, Bình Khê (Tây Sơn), Tuy Phước, Quy Nhơn…không nơi nào là không có dấu chân sư đoàn.
Sư đoàn vừa mới ra đời được 10 ngày thì quân Mỹ đổ bộ lên Quy Nhơn, và 7 ngày sau đó, chỉ có Tiểu đoàn 2, thuộc Trung đoàn 2 của sư đoàn đã đọ sức với Sư đoàn không vận số 1 của Mỹ ở thung lũng Thuận Ninh (xã Bình Tân, Bình Khê). Trận đầu ra quân đánh Mỹ, sư đoàn đã tìm ra cách đánh với lính “kỵ binh bay” sừng sỏ của đội quân xâm lược nhà nghề, hơn ta gấp nhiều lần về quân số và trang bị vũ khí hiện đại. Liền sau đó, sư đoàn liên tiếp gây cho đối phương những thất bại cay đắng ở Hội Sơn, Đèo Nhông- Dương Liễu, Nhơn Tịnh, Lộc Giang, Gò Loi, Truông Sỏi, Du Tự, Núi Chéo, Tam Quan, Bồng Sơn, đường 19...

Vài trò chủ công của Sư đoàn Sao Vàng trong các chiến dịch lớn đã làm xoay chuyển tình thế, tạo thế chủ động trên chiến trường. Huyện Hoài Ân được giải phóng hoàn toàn vào ngày 19/4/1972, sớm nhất ở Khu 5, và cả vùng phía bắc tỉnh Bình Định trong chiến dịch mùa Hè đỏ lửa- 1972. Bước vào chiến dịch mùa Xuân- 1975, Sư đoàn đảm nhiệm hướng quan trọng của quân khu, vừa nghi binh ở phía bắc tỉnh, vừa bí mật hành quân băng qua núi rừng Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, rồi vượt qua sông Côn, hình thành thế đứng chân áp sát hai bên sườn đường 19. Tiếng súng của sư đoàn mở màn chiến dịch ở Bình Định, hợp đồng với chiến trường Tây Nguyên, cắt đứt con dường 19 huyết mạch vào ngày 4 tháng 3 năm 1975, thực hiện chia cắt chiến lược giữa đồng bằng với Tây Nguyên, để 5 ngày sau đó, 10 tháng 3, quân ta đánh chiếm Buôn Ma Thuột, trận điểm huyệt làm rung chuyển toàn chiến trường miền Nam, kéo theo hàng loạt các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, trong đó có Bình Định được giải phóng, đẩy chế độ Sài Gòn bên bờ vực sụp đổ.
Đến cuối ngày 31 tháng 3 năm 1975, cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tung bay khắp thành phố Quy Nhơn và cả tỉnh Bình Định, niềm vui tỏa ra từ ánh mắt, nụ cuời trên gương mặt mỗi người dân và từng cán bộ, chiến sĩ. Trong những ngày hội quân hiếm hoi, gặp gỡ những cụ già, em bé, cơ sở cách mạng từng cưu mang bộ đội, từng đoàn cán bộ, chiến sĩ lại lặng lẽ đi ngược trở về chiến trường xưa Hoài Ân, Hoài Nhơn, Bình Khê, An Nhơn, đường 19…trong đó có mộ tập thể 154 cán bộ, chiến sỷ sư đoàn hy sinh trong chiến Xuân Mậu Thân- 1968, tại Phương Danh- Đập Đá. Họ mang theo hoa đặt lên phần mộ và thắp vội nén nhang cho đồng đội yên nghỉ ở những nơi còn thơm mùi đất mới lẫn mùi bom đạn, đắp lại những ngôi mộ mà khi các anh hy sinh chỉ mới kịp chôn vội vàng.
Sư đoàn chưa kịp nghỉ ngơi thì được lệnh tăng cường cho Quân đoàn 2 trong  cánh quân Duyên hải, thuộc Quân khu 1 từ hậu phương lớn miền Bắc tiến vào, cùng với các đơn vị xe tăng, pháo binh, tên lửa…hành quân thần tốc. Những ngày đầu tháng Tư lịch sử, bầu trời cao xanh, gió nồm từ biển thổi vào mát rượi ngọt ngào, càng làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ khát khao đến hòa bình. Mới vài ba hôm trước, nơi đóng quân của Sư đoàn còn phải bí mật ém quân hai bên sườn quốc 19, trên đường hành quân từ chiến trường phía bắc tỉnh vào phía nam tỉnh, bộ đội còn mang ba lô, súng đạn, lương thực trên vai lặng lẽ đi bộ hàng trăm cây số, mà nay ngồi ô tô chạy băng băng trên con đường thiên lý Bắc- Nam, ngắm đất trời, núi non, biển cả… 
Sư đoàn Sao Vàng được giao nhiệm vụ làm chủ công, chọc thủng tuyến phòng thủ mà địch cho là “lá chắn thép” ở Phan Rang, bắt sống tướng giặc, cờ Mặt trận Giải phóng tung bay phấp phới tận cực Nam Trung bộ. Phối hợp với các cánh quân bước vào trận quyết chiến chiến lược, Sư đoàn hành quân thẳng tiến đánh chiếm bán đảo Vũng Tàu, rồi được lệnh lên tàu, cùng với lực lượng hải quân vượt biển ra giải phóng Côn Đảo. Khi cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Sao Vàng vừa tới Côn Đảo thì 5 cánh quân thần tốc của đại quân ta đã tiến vào nội đô Sài Gòn, dinh lũy cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa, rồi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả miền Nam được hoàn toàn giải phóng, kết thúc chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ, thu giang sơn về một mối, Bắc Nam sum hợp một nhà. 
Nhân dân ta vừa hưởng hòa bình, độc lập sau bao nhiêu năm chinh chiến, vết thương chiến tranh vẫn còn rỉ máu. Vậy mà kẻ thù mới đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây- Nam, rồi biên giới phía Bắc, hòng làm bào mòn sức lực của dân tộc,  kiệt quệ tiềm lực kinh tế- quốc phòng nước ta để chúng dễ bề thôn tính, đặt ách thống trị. Từ cán bộ đến chiến sĩ Sư đoàn Sao Vàng ít ai nghĩ rằng 4 năm sau, mùa xuân năm 1979 họ lại bước vào một cuộc chiến đấu mới cực kỳ ác liệt suốt 17 ngày đêm (từ 17/2- 5/3/1979) ở chiến trường Lạng Sơn, địa bàn trọng yếu của 6 tỉnh biên giới phía Bắc, quyết bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. 
 Sư đoàn tiếp tục xây dựng thế trận phòng thủ ở tuyến biên giới phía Bắc, và dù là thế hệ cán bộ, chiến sĩ có mặt khi sư đoàn mới thành lập, nay đã nghỉ hưu, trở về đời thường, trên mình mang đầy thương tích, hoặc lớp cán bộ, chiến sĩ mới, mỗi khi nhắc đến truyền thống vẻ vang của sư đoàn, không ai là không nghĩ đến cái nơi “chôn nhau cắt rốn” của sư đoàn ở núi rừng Hoài Ân, từng in đậm chiến công của sư đoàn cùng chia lửa với quân dân Bình Định, trong đó có chiến trường An Nhơn. 
Nhiều năm qua, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ sư đoàn Sao Vàng năm xưa thuộc Quân khu 5 và Quân khu 1 ngày nay đã về lại thăm chiến trường xưa, thăm lại khu di tích Bà Bơi, nơi gần 60 năm trước sư đoàn ra đời. Và, thăm lại nơi yên nghỉ của 154 cán bộ, chiến sĩ (có 14 sĩ quan, 140 hạ sĩ quan, chiến sĩ) Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, Sư đoàn 3 Sao Vàng ở khu mộ tập thể liệt sĩ, tại làng rèn Tây Phương Danh, phường Đập Đá, mà nhân dân gọi là Mả Tổ. 
Một địa chỉ thiêng liêng nằm dưới chân thành Hoàng Đế, đã hai lần được nhà nước đầu tư xây dựng và trùng tu nâng cấp khang trang, được những người thợ làng rèn, làng dệt bảo vệ trông coi, lo hương khói như họ đã từng bảo vệ, chăm sóc lúc các anh còn sống chiến đấu. Mỗi khi có dịp vào viếng khu mộ, không khỏi lặng người khi cầm nén nhang thắp lên phần mộ chung của những cán bộ, chiến sĩ đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh trong trận mở màn chiến dịch Xuân Mậu Thân- 1968, góp phần vào thắng lợi chung, làm thay đổi hẳn cục diện chiến trường, buộc đối phương phải chấp nhận ngồi vào đàm phán, dẫn đến Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình Việt Nam được ký ký kết. 
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng nỗi đau vẫn còn đó đối với người thân của những cán bộ chiến sỹ hy sinh ở chiến trường miền Nam, trong đó có Đập Đá trong chiến dịch Xuân Mậu Thân- 1968, chỉ có hai người là quê Bình Định và Quảng Ngãi, còn lại đều là con em miền Bắc, rất nhiều người không thể xác định được danh tính, không rõ quê quán cụ thể. Vì thế mà đã nhiều lần, bao người thân của họ từ các tỉnh phía Bắc vượt hàng ngàn cây số vào Bình Định, liên hệ đến Đập Đá tìm mộ chồng, con nhưng rồi bao lần thắp nén nhang lên ngôi mộ chung và nghẹn ngào lau nước mắt ra về. Nỗi đau này không cón lả của riêng ai.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024), ký ức chiến tranh như đang sống lại với thế hệ đã trải qua một thời máu lửa, lắng đọng ân tình đồng đội, đồng chí, đồng bào. Thế hệ cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Sao Vàng hôm nay đang ngày đêm nắm chắc tay súng, góp phần xây dựng và bảo vệ vũng chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
 

Tác giả bài viết: Trần Duy Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay3,773
  • Tháng hiện tại135,110
  • Tổng lượt truy cập4,566,781

12/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 16/01/2025

Thời gian đăng: 17/01/2025

08/KH-UBND

kế hoạch đón tiếp và làm việc với đoàn công tác liên ngành của trung ương đến khảo sát hiện trạng ĐVHC dự kiến thành lập phường, thị xã và thị trấn tại tỉnh Bình ĐỊnh

Thời gian đăng: 14/01/2025

1818/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND thị xã Lê Hoài An tại cuộc họp nghe báo cáo các vấn đề có liên quan đến dự án Nghĩa trang Nam An Nhơn

Thời gian đăng: 27/12/2024

1817/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 27/12/2024

2078/UBND

V/v thực hiện Văn bản số 9288/UBND-TH ngày 15/11/2024 của UBND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 26/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây