Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tâm

Thứ ba - 09/05/2023 15:11 460 0
Mẹ Nguyễn Thị Tâm sinh năm 1905, trong một gia đình nông dân ở làng Tân Đức, thuộc tổng Mỹ Đức (nay là xã Nhơn Mỹ), càng lớn mẹ càng đẹp người đẹp nết, nhưng không may mắc bệnh nói của hơi ngọng. Bù lại, mẹ đẹp duyên với chàng thanh niên cùng làng, tên Trần Thiết, lớn hơn mẹ 2 tuổi, học giỏi, biết làm thầy thuốc Nam kết hợp với thuốc Bắc, bắt mạch chữa bệnh cho dân. Thế rồi, từ người chồng, cái nghề chữa bệnh cứu người đã dần truyền cho mẹ, càng về sau nhờ mát tay, mẹ Tâm xem mạch, bốc thuốc chữa bệnh cho bà con gần xa, nhất là chữa bệnh cho trẻ con rất hay.
Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tâm
Trước thập niên 90 của thế kỷ 20, đến làng Tân Đức, xã Nhơn Mỹ hỏi mẹ Nguyễn Thị Tâm thì ít ai biết, nhưng hỏi tên bà Sáu Ngọng thì từ trẻ đến già ai cũng quen, họ quen không phải vì bà con tộc họ mà vì mẹ là một bà thầy lang chữa những bệnh thông thường cho bà con trong làng, trong xã và cả vùng lân cận như huyện Phù Cát, huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) từ thời kháng chiến chống Pháp, đến những năm kháng chiến chống Mỹ và sau ngày hòa bình, vì thời đó nghề y chưa phát triển, thầy thuốc và thuốc chữa chữa bệnh rất khan hiếm.
Nhờ chữa bệnh cứu người mà mẹ Tâm có điều kiện quen biết nhiều người thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội đương thời, qua đó mẹ cũng tiếp cận được những người có  tư tưởng tiến bộ. Tuy giọng nói của mẹ hơi khó nghe vì ngọng nghiệu nhưng mẹ hiểu biết rất nhiều về thời cuộc, về chế độ người bóc lột người trong xã hội phong kiến.
Nhơn Mỹ là nơi chi bộ Hồng Lĩnh được thành lập từ tháng 10/1936, một trong những tổ chức Đảng ra đời sớm trong tỉnh, nên sớm có phong trào cách mạng. Từ đầu đến giữa năm 1945, nhất là sau khi tổ chức Việt Minh phủ Thái (tên bí mật của phủ An Nhơn) đến các tổng được thành lập, các đảng viên chi bộ Hồng Lĩnh và cán bộ Việt Minh đã thâm nhập vào tầng lớp cần lao các làng để tuyên truyền vận động cách mạng.
Cụ ông Trần Thiết là người khỏe mạnh giỏi võ nghệ, sớm tham gia Việt Minh và gia nhập tổ chức tự vệ sắt. Tháng 5/1945 ông cùng với lực lượng tự vệ sắt và thanh niên yêu nước tổng Mỹ Đức đột nhập vào đình làng Tân Đức tẩy chay cuộc bầu cử thủ lĩnh thanh niên thân Nhật. Từ thời điểm này, nam nữ thanh niên làng Tân Đức cùng cả tổng Mỹ Đức hăng hái luyện tập võ nghệ, sắm sữa vũ khí thô sơ như gậy gộc, dao găm, mã tấu… chờ thời cơ đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, vợ chồng cụ Trần Thiết và Nguyễn Thị Tâm hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, cùng với nhân dân xây dựng thế trận bố phòng toàn dân, làng xã chiến đấu. Cụ ông vào Hội Nông dân, cụ bà vào Hội Phụ nữ cứu quốc. Mẹ Nguyễn Thị Tâm hoạt động tích cực trong hội Mẹ chiến sĩ của làng Tân Đức, nhất là sau khi bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên, rừng Ngang Tân Đức có nhiều cây xanh rợp bóng mát, nên là một trong những nơi đón bộ đội về làng luyện quân, dưỡng quân rất đông. Mẹ Tâm cùng các mẹ trong Hội Phụ nữ, Hội Mẹ chiến sĩ hết lòng chăm lo nuôi dưỡng thương bệnh binh từ chiến trường đưa về, để sớm phục hồi sức khỏe tiếp tục trở lại đơn vị chiến đấu.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hiệp định Giơnèvơ được ký kết, đất nước ta tạm chia làm hai miền, vợ chồng mẹ Tâm là những cán bộ tham gia kháng chiến nhưng vì sức khoẻ yếu không đi tập kết ra Bắc, ở lại miền Nam sống trong nanh vuốt của chế độ Sài Gòn, chịu đựng sự trả thù hẹn hạ của đối phương.
Sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương (tháng 1/1959) về chuyến hướng đấu tranh cách mạng ở miền Nam, cho phép dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Làng Tân Đức là một trong những nơi có cán bộ tập kết được cử vào miền Nam sớm, xây dựng phong trào và mạng lưới cơ sở bí mật, chuẩn bị chiến dịch Đồng khởi. Làng Tân Đức cũng là nơi nổ ra tiếng súng đầu tiên của chiến dịch và giải phóng sớm nhất, làm bàn đạp mở ra giải phóng toàn xã Nhơn Mỹ vào đầu năm 1965.
Vợ chồng cụ Trần Thiết và Nguyễn Thị Tâm cùng hai người con là Trần Thị Cừu và Trần Duy Đa (khi hoạt động cách mạng đổi tên là Trần Duy Tùng) đều hăng hái xây dựng chính quyền cách mạng lâm thời (lúc ấy gọi là Ban tự quản) và các hội đoàn thể, cùng với bà con nhân dân trong thôn, trong xã xây dựng làng xã chiến đấu, chống địch phản kích lấn chiếm. Người con gái tham gia Hội phụ nữ, người con trai vào lực lượng du kích, rồi trưởng thành là một trong cán bộ chủ chốt của xã.
Xã Nhơn Mỹ được giải phóng tạo thế liên hoàn với vùng giải phóng các xã khu Đông, khu Tây An Nhơn, nối liền với vùng giải phóng Tây Bắc huyện Bình Khê (Tây Sơn) và vùng giải phóng toàn tỉnh cùng cả miền Nam dồn địch vào thành thị. Chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ, Mỹ và chư hầu vội vã đổ quân vào miền Nam hòng cứu vãn tình thế. Đối phương ra sức phản kích, liên tục mở những đợt càn quét, đánh phá, lấn chiếm vùng giải phóng, giết hại hàng ngàn người dân vô tội. Trong đó, Tân Đức là một trong những nơi quân xâm lược Mỹ và lính đánh thuê Nam triều Tiên mở những đợt càn quét, đánh phá cực kỳ ác liệt, gây bao tội ác đối với nhân dân.
Tân Đức là thôn giàu có, ruộng đất phì nhiêu, dân cư đông đúc, nhưng giặc đã biến thành vùng trắng, không mét vuông đất nào là không có bom rơi đạn nổ, xóm làng xác xơ, ruộng vườn hoang hóa, người dân bị ép xuống khu dồn Gò Găng, Đập Đá, hàng ngày phải sống cảnh gạo chợ nước sông. Ở khu dồn, mẹ Tâm cùng với một số cơ sở trung kiên hàng ngày tìm mọi cách hợp pháp về quê quê hái rau, lấy củi…để chuyển- nhận thư từ, tiếp tế tiền gạo, thuốc men, xà phòng, kem bót đánh răng…cho cán bộ, bộ đội, du kích mà các mẹ khéo léo cất giấu trong người. Có lần, mẹ Tâm mưu trí quấn trong người 50 mét dây điện đem về cho bộ đội và du kích cài mìn bố phòng.
Người con gái của mẹ Tâm là Trần Thị Cừu, cán bộ phụ nữ kiên trung hy sinh  trong một trận chống quân Mỹ càn vào ngày 28/9/1965, bỏ lại người cháu ngoại trai duy nhất cho bà ngoại chăm sóc, nuôi dưỡng nên người, nối tiếp truyền thống cách mạng của gia đình và quê hương. Nỗi đau mất người con gái chưa nguôi, thì tháng 9/1969, người con trai là Trần Duy Tùng (tức Đa), Huyện ủy viên, được tăng cường làm Bí Thư xã Nhơn Thành đã chiến đấu ngoan cường và anh dũng hy sinh tại Bến Trén (Nhơn Thành). Mẹ Nguyễn thị Tâm chỉ có 2 người con đều hy sinh ở tuổi 31.
Vì tuổi già, sức yếu và vì những đòn roi tra tấn của kẻ thù, năm 1981 mẹ Nguyễn Thị Tâm đã đi xa, về với thế giới người hiền, hưởng thọ 76 tuổi. Mẹ vinh dự được nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý: Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng

Tác giả bài viết: Trần Duy Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay301
  • Tháng hiện tại51,211
  • Tổng lượt truy cập3,764,736

1933/UBND

V/v thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 11/11/2024

1644/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 08/11/2024

Thời gian đăng: 11/11/2024

1645/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại buổi làm việc với các Chủ đầu tư Cụm công nghiệp và các cơ sở, doanh nghiệp thuê đất tại Cụm công nghiệp Tân Đức

Thời gian đăng: 11/11/2024

419/BC-UBND

BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 11 năm 2024

Thời gian đăng: 07/11/2024

1900/UBND

thực hiện một số nhiệm vụ theo nội dung Kết luận số 508-KL/TU, ngày 22/10/2024 của Ban Thường vụ Thị ủy

Thời gian đăng: 06/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây