Đồi Thiết Tràng ngày ấy và bây giờ

Thứ ba - 09/05/2023 13:47 252 0
Nhánh đâm ngang của dãy Trường Sơn về hướng đông, tạo thành dãy đồi thoai thoải phía bắc huyện Tây Sơn, thòng xuống các thôn Tân Đức, sang Tân Nghi vòng xuống Nghĩa Hòa, Thuận Đức đến ngọn Kỳ Đông và Bàu Sấu, men theo nhánh bắc phái sông Côn đến ngã ba Thị Lựa gặp nhánh sông La Vĩ ra đến Vĩnh Phú (Nhơn Thành) là ranh giới phía đông nam thôn Thiết Tràng, một trong 9 thôn của xã Nhơn Mỹ, mà người dân bản địa thường gọi là đồi Thiết Tràng.
Thiết Tràng là một trong số thôn nghèo nhất xã Nhơn Mỹ, bởi gần 1.200 nhân khẩu mà chưa đầy 43 ha đất canh tác, trong đó ruộng lúa chỉ có 37 ha, đồi gò sỏi đá gấp hơn bốn lần diện tích đồng ruộng, đất đai khô cằn, nên người xưa gọi là xứ “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, đến mùa mưa lũ nhìn ba mặt đông- tây- nam đều sông nước mênh mông trắng xóa, mùa hè thì nắng gió khô hanh, không một bóng cây. Thời trước, người dân sống ở đây không đủ ruộng đất cày cấy, đàn ông con trai phải làm thêm nghề đào đá ong, câu lươn, bắt ếch…đàn bà con gái chạy chợ và chằm nón để đổi lấy gạo, nhiều người phải phiêu dạt phương xa để mưu sinh.
          Trong chiến tranh, quân đội Mỹ xây dựng phi trường Gò Quánh giáp ba huyện An Nhơn, Bình Khê (Tây Sơn) và Phù Cát, một trong bốn sân bay quân sự lớn nhất ở miền Nam, trong đó có một phần phía bắc thôn Thiết Tràng. Quân Nam Triều Tiên thì chọn đồi Thiết Tràng, ngọn đồi cao to nhất án ngữ phía nam sân bay, làm căn cứ quân sự khống chế cả vùng. Trụ sở chính quyền xã thời Đệ nhị cộng hòa đặt tại núi Kỳ Đông, nơi có di tích lịch sử nghĩa quân Cần Vương chống Pháp.
Trong chiến tranh, ác liệt nhất là những năm lính Nam Triều Tiên đóng chốt Thiết Tràng, liên tục mở những đợt càn quét bắn giết hàng trăm người dân vô tội, hầu hết là người già, đàn bà, trẻ con, trong đó có đồng bào Thiết Tràng. Cả đồi núi Thiết Tràng và vùng lân cận, nơi nào giặc cũng bố phòng hầm hào, lô cốt, kẽm gai, cọc sắt, người dân đi làm ăn, trẻ con chăn thả trâu bò thường vướn phải mìn, lựu đạn của lính Mỹ, Nam Triều Tiên và quân dội Sài Gòn. Ngày nào cũng có người dân vô tội bị chết, nên đất đai đã khô cằn lại bị bỏ hoang hóa, trong khi đồng bào phải sống trong các khu dồn, chịu cảnh gạo chợ nước sông, chạy ăn từng bữa.
          Còn nhớ, đêm 28 rạng sáng 29/3/1975, bộ đội ta đánh chiếm sân bay quân sự Gò Quánh, quân và dân trong xã nổi dậy giải phóng quê hương, lính trong chốt Thiết Tràng và tàn quân ở sân bay cùng các nơi phía bắc tỉnh tháo chạy tán loạn dẫm đap lên nhau, có tên ngoan cố bắn loạn xạ gây thương vong cho người dân khi quê hương đã giải phóng. Sáng ngày 1/4/1945, chi bộ và đội vũ trang công tác xã tổ chức mittinh tại đồi núi Kỳ Đông, mừng quê hương giải phóng và ra mắt chính quyền cách mạng của xã, xung quanh vẫn còn nguyên hầm hào, lô cốt, kẽm gai.
          Thôn Thiết Tràng khô cằn sỏi đá, ngổn ngang dấu vết chiến tranh, lại bị sông nước chia cắt, đi lại rất trở ngại, khó khăn đến mức những năm bắt đầu xây dựng, tái thiết quê hương, nhiều ý kiến đề nghị chọn trung tâm hành chính ở một thôn khác. Thế nhưng, truyền thống đấu tranh anh dũng trong kháng chiến chống ngoại xâm đã biến thành sức mạnh trong dựng xây, cán bộ và nhân dân đã ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, cần mẫn xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, vùng đất chết Thiết Tràng nhanh chóng hồi sinh, thay da đổi thịt đến ngỡ ngàng.
Anh Lê Chí Thanh, một cán bộ cốt cán của xã Nhơn Mỹ nghỉ hưu, được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ kim Trưởng ban thôn Thiết Tràng đã qua hai khóa, tâm sự: Hơn mười năm trước, Thiết Tràng tuy là trung tâm xã, nhưng là thôn nghèo nhất, tỷ lệ hộ nghèo đến trên 15%, đến năm 2022 giảm xuống chỉ còn 2%, hơn một nửa số hộ trong thôn đã trở nên khá giả, không ít gia đình giàu lên rõ rệt. Nhiều năm liền, Thiết Tràng được công nhận là khu dân cư văn hóa, chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chi bộ có 29 đảng viên được phân công giữ những phần việc cụ thể, luôn thể hiện vai trò tiền phong gương mẫu trong mọi phong trào.
Nhờ thực hiện mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh ngành nghề- dịch vụ, nên từ một nơi thuần nông, đến nay giá trị ngành nghề- dịch vụ lên gần 60%, riêng dịch vụ thương mại chiếm hơn 32%. Trong thôn có cơ sở tinh chế dầu sả thu hút gần 30 lao động, tinh dầu sả được tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP thuộc hạng 4 sao; hai phân xưởng may Hoa Công và Bảo Tín thường xuyên có hơn 350 công nhân nữ làm việc và đang tiếp tục tuyển thêm công nhân. Hàng trăm nông dân mặc áo thợ vào làm việc trong các cụm công nghiệp của xã hoặc vừa làm ruộng vừa buôn bán kinh doanh, nhất là khu vực xung quanh chợ Gò Quánh. Dịch vụ điện tử, nhà hàng, quán nhậu, giải khát, Karaokê, cơ sở thẩm mỹ…mọc lên khá nhiều, bà con nông dân yên tâm ly nông chứ không ly hương.
Bằng nhiều vốn, nhiều năm qua xã Nhơn Mỹ đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu trung tâm xã, nhất là hạ tầng giao thông. Đã bao đời, người dân trong thôn, trong xã đi làm, đi chợ, khám chữa bệnh, học sinh đến trường…phải qua 7 bến đò, thì đến nay đã có 7 cây cầu kiên cố bắc qua sông, kết nối với các tuyến đường chính ngang dọc đi qua trung tâm xã. Đường 19 B đi qua Thiết Tràng hơn 2 cây số; đường liên huyện Đập Đá đi Tây Sơn, đoạn qua Thiết Tràng gần 3 cây số; đường từ sân bay vào phía nam thị xã, đoạn qua trung tâm xã dài gần 3 cây số; sắp tới đây sẽ triển khai dự án bắc cầu mới Thiết Tràng- Đại Hòa qua nhánh sông La Vĩ, mở đường từ Nhơn Mỹ đến khu di tích quốc gia thành Hoàng Đế, mở ra hướng phát triển cho cả vùng nói chung và xã Nhơn Mỹ, thôn Thiết Tràng nói riêng.
Sáng ngày 26/3/223, 120 cựu chiến binh của xã còn sống sau chiến tranh, tề tựu họp mặt kỷ niệm 48 năm quê hương Nhơn Mỹ được giải phóng (29/3/1975- 29/3/2023). Trước khi họp mặt, anh em vào nghĩa trang thắp hương cho 418 liệt sĩ, nhìn sang bên kia đường là công viên văn hóa rộng hơn một ha, công viên cấp xã rộng nhất trong thị xã, từng thảm cỏ, bồn hoa, hàng cây bắt đầu bén rễ lên xanh.
Đến nay, khó tìm những dấu vết chiến tranh trên đối núi Thiết Tràng, bởi những hầm pháo, hố bom, lô cốt năm xưa đã biến thành màu xanh cỏ cây, ruộng lúa, trường học, trạm xá, công sở, công viên, nhà văn hóa, chợ và các khu dân cư đông đúc. Đêm đêm, trên các tuyến đường ngang dọc và công viên văn hóa đối diện với nghĩa trang điện tỏa sáng cả một không gian rộng, quán xá đông vui.
Nghe thông tin, khu di tích lịch sử núi Kỳ Đông- Bàu Sấu, nơi nghĩa quân Mai Xuân Thưởng quyết tử với quân xâm lược Pháp và lính Nam triều năm 1887, được xếp hạng di tích cấp tỉnh và cắm bia di tích, có một doanh nghiệp đăng ký xin đầu tư làm khu du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái.
Thôn Thiết Tràng đồi khô cỏ cháy năm xưa, nay đang hiện dần là vùng đắc địa, mỗi lô đất xây nhà có nơi có lúc đã lên đến một tỷ đồng, thu hút nhiều doanh nghiệp, gia đình khá giả ở các nơi đến lập cơ sở sản xuất kinh doanh và sinh sống. Diện mạo của Thiết Tràng ngày càng khởi sắc và là vùng quê thật đáng sống

Tác giả bài viết: Trần Duy Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay637
  • Tháng hiện tại51,547
  • Tổng lượt truy cập3,765,072

1933/UBND

V/v thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 11/11/2024

1644/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 08/11/2024

Thời gian đăng: 11/11/2024

1645/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại buổi làm việc với các Chủ đầu tư Cụm công nghiệp và các cơ sở, doanh nghiệp thuê đất tại Cụm công nghiệp Tân Đức

Thời gian đăng: 11/11/2024

419/BC-UBND

BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 11 năm 2024

Thời gian đăng: 07/11/2024

1900/UBND

thực hiện một số nhiệm vụ theo nội dung Kết luận số 508-KL/TU, ngày 22/10/2024 của Ban Thường vụ Thị ủy

Thời gian đăng: 06/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây