Theo kế hoạch lớp học diễn ra trong 1,5 tháng, các học viên sẽ được học tập và nghiên cứu 18 chuyên đề gồm Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng; Nguồn gốc và cơ sở của thế giới xung quanh; mối quan hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới; Xã hội loài người và sự vận động, phát triển của xã hội loài người; kinh tế hàng hóa; Chủ nghĩa tư bản và các giai đoạn phát triển của nó; Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam; Chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Công nghiệp hóa – nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ; Nhiệm vụ xây dựng con người, phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội; Cơ cấu xã hội và nhiệm vụ phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Vấn đề quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền; Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xâu dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1945 – 1975); Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 – 2011).
Ngoài nội dung các chuyên đề trên, các học viên được tổ chức kiểm tra, ôn tập và thi cuối khóa và cấp bằng Sơ cấp lý luận chính trị, qua đó, tạo cơ sở, tiền đề và điều kiện để các học viên được học các chương trình cao hơn đồng thời giúp học viên vận dụng những kiến thức vào thực tế công tác tại địa phương, cơ quan, đơn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.