Làng nghề Tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Thứ tư - 13/04/2022 08:07 1.369 0
Làng nghề Tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
Trên QL1 xuôi ngược Bắc - Nam, từ phường Đập Đá (An Nhơn) rẽ về hướng Tây chừng cây số là đã đến xã Nhơn Hậu. Ở đây ngoài nghề gốm, rèn, có làng nghề tiện Nhạn Tháp với những sản phẩm đồ gỗ nổi danh từ xưa.
Làng tiện gỗ Mỹ nghệ Nhạn Tháp khi xưa chỉ chuyên tiện chân bàn ghế, các trụ chỉ tròn tủ bàn, đèn thờ… Khi xóa bao cấp, có vài người thợ tiện trẻ tiếp cận thị trường, rong ruổi trên các chuyến tàu xuyên việt, chào bán các đồ chơi trẻ em hay đồ dùng trang trí bằng gỗ tiện đơn sơ như: gạt tàn, quả địa cầu, bộ bình trà… được các trung tâm du lịch tiêu thụ.
Từ các mối tiêu thụ đặt hàng tiện gỗ có cẩn ốc cừ, hàng tiện gỗ có chạm hoa tứ linh, các anh thợ trẻ của làng nghề tìm đến các làng nghề cẩn xà cừ, làng nghề chạm gỗ ở các tỉnh miền Bắc để học nghề. Các tay nghề giỏi ở các làng nghề La Xuyên – Nam Định, Chàng Sơn - Thạch Thất, Phú Xuyên - Thường Tín - Hà Nội, Đồng Kỵ - Bắc Ninh… được các cơ sở làng nghề tiện gỗ Nhạn Tháp thuê về gia công chạm, khảm xà cừ, trước là có sản phẩm tiêu thu, sau để dạy nghề cho lao động địa phương.
Đến nay, làng nghề có 6 cơ sở chuyên khảm xà cừ và 05 cơ sở lớn – là đầu mối thu mua sản phẩm tiện bán thành phẩm để về chuyên chạm và hoàn thiện sơn sản phẩm và trên 100 cơ sở tiện gỗ vệ tinh. Nguyên liệu gỗ để làm sản phẩm ban đầu vào các năm cuối thế kỷ XX dùng toàn gỗ nhóm I, nay đã chuyển sang dùng loại gỗ nhóm V trở xuống. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước và một phần xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua các công ty Miền Bắc.

Nghệ nhân làng tiện Nhạn Tháp đang hoàn thành tác phẩm.

Nhìn chung, hiện nay, làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp có nhiều cơ sở sản xuất khá, đã sử dụng đặt động cơ điện cho các khuôn tiện gỗ đạp chân, cưa xẻ gỗ sơ chế, chạm khảm gỗ sơ chế bằng máy thay cho cưa tay, đục tay nên chất lượng sản phẩm đều hơn, đẹp hơn, năng suất tăng cao, giá thành sản phẩm thấp hơn, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, các cơ sở gặp không ít khó khăn như: nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm, thiếu vốn, việc áp dụng các máy tiện gỗ khung thép còn ít vì giá thành cao, vốn các cơ sở nhỏ chưa đầu tư được. Đa số các cơ sở làng nghề dùng máy tiện khung gỗ mới sử dụng động cơ điện.
Để từng bước khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã, bằng nguồn vốn khuyến công của tỉnh, huyện, năm 2006, thị xã đã đầu tư xây dựng cổng làng nghề và đường bê tông quanh làng, hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề cho lao động, hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở tham gia các hội chợ triển lãm, nhằm giới thiệu sản phẩm. Và năm 2007, UBND tỉnh Bình Định đã công nhận Làng nghề Gỗ mỹ nghệ đạt tiêu chí làng nghề truyền thống.

Tác giả bài viết: TH

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây