Tiếp nối những thời mốc lịch sử

Thứ ba - 05/04/2022 14:01 490 0
Ngày 31/12/2021, thị xã tổ chức kỷ niệm 190 năm danh xưng An Nhơn, một tháng sau vào những ngày đầu xuân Nhâm Dần kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930- 3/2/2022) đúng vào ngày mùng 3 Tết Nguyên đán, liền kề với tiết Lập xuân và lễ hội Đống Đa. Thời tiết ở miền Trung vào xuân ấm áp, xua tan cái không khí rét buốc, mưa lũ kéo dài và cũng dần đẩy lùi những khó khăn, thử thách nghiệt ngã do cơn bão đại dịch Covid-19 gây ra, đón chào những tín hiệu tích cực của năm mới, năm thứ hai đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã An Nhơn lần thứ XXIV vào cuộc sống.
Ngược dòng lịch sử từ khi có Đảng lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân An Nhơn tự hào là 86 năm trước, vào thời khắc lịch sử đêm 20/10/1936, tổ chức Đảng đầu tiên của ba huyện An Nhơn, Bình Khê (Tây Sơn), Phù Cát mang tên Chi bộ Hồng Lĩnh ra đời tại Hòn Chùa, làng Đại An, tổng Mỹ Đức, phủ An Nhơn (nay là xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn). Giữa màn đêm nộ lệ, ánh sáng của Đảng đã soi đường cho tầng lớp cần lao quê hương An Nhơn và các huyện lân cận đến với cách mạng, cùng với cả nước đứng lên đấu tranh chống mọi kẻ thù, giành quyền được sống, được tự do, được độc lập.
Huỳnh Đăng Thơ là người sáng lập Chi bộ Hồng Lĩnh, tên tuổi của ông đã gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng ở hai tỉnh Kon Tum và Bình Định từ khi Đảng ta mới ra đời. Là người con làng Đại An, bị địch bắt lính khố xanh, làm cai đội nhà tù Kon Tum, sớm được giác ngộ cách mạng, ngày 10/9/1930 được đứng vào hàng ngũ chiến đấu của Đảng, trở thành đảng viên cộng sản sớm nhất của Đảng bộ tỉnh Kon Tum và làm Bí thư Chi bộ đặc biệt nhà tù Kon Tum. 
Cụ Huỳnh đã vượt qua bao thử thách nghiệt ngã của chế độ ngục tù thực dân ở nhà tù kon Tum và nhà lao Buôn Ma Thuột, suốt 4 năm từ 1931- 1934, để rồi về lại quê hương xây dựng tổ chức Đảng và nhen nhóm phong trào cách mạng. Chi bộ Hồng Lĩnh ra đời chưa được nửa năm, hoạt động trong điều kiện bí mật, đến tháng 4/1937 đã được Xứ ủy lâm thời Trung kỳ chính thức công nhận và giao nhiệm vụ cho Chi bộ Hồng Lĩnh xây dựng, khôi phục tổ chức Đảng và phong trào cách mạng ở Bình Định, góp phần thành lập Ban cán sự liên tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi và Tỉnh ủy lâm thời Bình Định.
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, nước Pháp bại trận. Lợi dụng tình hình, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cả Pháp lẫn Nhật ra sức đàn áp, bóc lột thuộc địa, thẳng tay đánh phá Đảng Cộng sản Đông Dương và phong trào quần chúng. Nhiều tổ chức Đảng, trong đó có Chi bộ Hồng Lĩnh bị vỡ, phần lớn đảng viên bị địch bắt, hoạt động trong tù hoặc vượt ngục, số còn lại chuyển vùng tiếp tục hoạt động. Huỳnh Đăng Thơ chuyển ra Hoài Ân bí mật gây dựng cơ sở và phong trào, trở thành một trong những cán bộ nòng cốt lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền mùa Thu cách mạng-1945. 
Cách mạng tháng Tám thành công, các đảng viên cốt cán của Chi bộ Hồng Lĩnh đều giữ những cương vị chủ chốt của đảng, Chính quyền và Mặt trận Việt Minh các cấp, lãnh đạo nhân dân xây dựng, bảo vệ vùng tự do, góp phần giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Rồi tiếp tục 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy hy sinh gian khổ để có được mùa Xuân Đại thắng năm 1975, trong đó có ngày 30 tháng 3 của huyện An Nhơn, non sông thu về một mối, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên thời kỳ mới- đổi mới, hội nhập và phát triển. 
Mỗi giai đoạn cách mạng đã để lại mốc son lịch sử không thể nào quên, truyền thống hào hùng luôn là điểm tựa cho hiện tại và tương lai. Cái mới tiến bộ càng nâng niu, trân trọng quá khứ vẻ vang đã được lịch sử và cuộc sống sàng lọc, kiểm chứng. Đó là quy luật tất yếu của sự phát triển liên tục và bền vững.
Gần một thế kỷ trôi qua, bao nhiêu biến chuyển của lịch sử, bao nhiêu mùa cây thay lá, bấy nhiêu vụ đất sinh sôi đón hạt mưa xuân để giống nảy mầm, lên chồi non và đơm hoa kết trái. Không thể ai cũng được chứng kiến, được đóng góp đầy đủ suốt chặng đường dài ấy, nhưng trong mỗi thế hệ rất nhiều người vừa là chủ nhân, vừa là chứng nhân của một thời. Lật trang sử thấy hình bóng của bao thế hệ đảng viên đi trước từng chịu đựng hy sinh,gian khổ vì sự sống và tương lai của quê hương, đất nước được độc lập, tự do, hạnh phúc.
    Từ 7 đảng viên khi Chi bộ Hồng Lĩnh mới ra đời (10/1936), đến 80 đảng viên khi Đảng bộ huyện tiến hành đại hội lần thứ nhất (9/1946), chính thức thành lập Đảng bộ An Nhơn, tới mùa Xuân -2022, Đảng bộ đã lên trên 5 ngàn viên và trải qua 24 kỳ đại hội, mỗi kỳ đại hội là đánh dấu bước phát triển mới của một nhiệm kỳ đã qua, định hướng cho giai đoạn tiếp theo, cứ thế An Nhơn đi lên cùng cả tỉnh và cả nước.
    Điểm xuất phát một huyện nông thôn, cuối năm 2011, An Nhơn đã được nâng lên thị xã. Mười năm đồng lòng, chung sức xây dựng và phát triển, năm 2018, thị xã An Nhơn đã về đích xây dựng nông thôn mới, đến tháng 2/2011 được công nhận đô thị loại III, tạo đà để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XXIV đã đề ra. 
 Thị xã An Nhơn tự hào là nơi từng hai lần đất vua, trung tâm tỉnh lỵ, dày đặc di tích lịch sử- văn hóa, là một trong những địa phương có tổ chức Đảng sớm nhất trong tỉnh. Nơi hội tụ, giao thoa nhiều nền văn hóa, lại ở vào vị trí sát cửa ngõ thành phố biển Quy Nhơn, cảng hàng không Phù Cát, nơi giao nhau giữa hai tuyến  quốc lộ số 1 và 19 kết nối mọi miền Tổ quôc và tuyến đường sắt Bắc- Nam đi qua. Một vùng tiểu khí hậu ôn hòa nhờ nhiều nhánh sông Côn chảy qua, mang phù sa tưới tắm cho đồng ruộng mang lại ấm no, sớm hình thành những làng nghề, phố thị ven sông, tạo ra những vệ tinh góp phần vào quá trình quy hoạch đô thị trong toàn thị xã. Và, An Nhơn luôn phát huy mạnh mẽ vai trò đô thị năng động, thể hiện là một trung tâm kinh tế, văn hóa phía nam tỉnh. Nội lực của thị xã đã hàm chứa yếu tố truyền thống và hiện đại, xưa và nay, tạo nẻn sức mạnh nội sinh thúc đẩy cả thị xã phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng hạ tầng theo hướng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, trở thành một đo thị văn minh, hiện đại.
 Năm mới là sự tiếp nối những thời mốc lịch sử đã qua, thị xã An Nhơn  sẵn sàng tâm thế từ thị lên thành. Vừa tiếp tục phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế- xã hội với quyết tâm cao nhất, Đảng bộ và nhân dân thị xã An Nhơn sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, đạt những đỉnh cao thành tựu.

Nguồn tin: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay10,585
  • Tháng hiện tại279,114
  • Tổng lượt truy cập3,050,903

1057/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 08/07/2024

1101/UBND

V/v cho cải táng tại Khu cải táng phục vụ GPMB Khu Công nghiệp Nhơn Hòa

Thời gian đăng: 08/07/2024

1076/UBND

V/v chủ trương thành lập Tổ thẩm định các nội dung có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu đối với đơn vị mua sắm tập trung tại thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 02/07/2024

1050/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 28/06/2024

1060/UBND

V/v thay thế thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Thỏa thuận khung hợp tác cấp địa phương về nước sạch, thu gom và xử lý nước thải giữa UBND tỉnh Bình Định với hai Nghiệp đoàn SEAFF và SFL của Pháp (phía Việt Nam)

Thời gian đăng: 01/07/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây