Sự hy sinh đã đi vào huyền thoại

Thứ ba - 05/04/2022 14:03 347 0
Chiến tranh đã lùi xa 46 năm, mẹ Trương Thị Huấn cùng chồng về cõi vĩnh hằng đã lâu, nhưng bà con nhân dân làng quê Tân Đức, xã Nhơn Mỹ luôn nhắc đến sự hy sinh của một gia đình cách mạng đã hiến dâng cho đất nước ba người con trai, một người con gái và một người cháu nội gái vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, anh thanh niên Nguyễn Đường, sinh năm 1903 bén duyên với người con gái Trương Thị Huấn, người cùng làng, kém ông bốn tuổi, đẹp người đẹp nết và họ lần lượt sinh hạ năm người con, gồm bốn trai, một gái, người nào cũng khỏe mạnh, thông minh, học giỏi.
    Mái ấm gia đình nông dân này bao đời ở sát đình làng Tân Đức, ngôi đình có niên đại lâu nhất ở tổng Mỹ Đức xưa. Cụ ông Nguyễn Đường là người cường tráng, giỏi võ sớm giác ngộ cách mạng, từng tham gia lực lượng tự vệ sắt đột nhập đình làng Tân Đức, tuyên truyền vũ trang tẩy chay cuộc bầu cử thủ lĩnh của tổ chức thanh niên thân Nhật ở tổng Mỹ Đức.
    Ngôi nhà tranh vách đất của gia đình cụ Nguyễn Đường và Trương Thị Huấn vừa gần đình làng, vừa bên chợ Tân Đức (cũ). Một điều kỳ lạ, ngôi đình nằm giữa vùng khói lửa cực kỳ ác liệt ở chiến trường Nhơn Mỹ, nhà cửa cháy rụi, ruộng vườn hoang hóa mà ngôi đình dù bị loang lổ dấu vết đạn bom vẫn đứng sừng sững đầu làng, là đình làng duy nhất của cả xã còn sót lại sau chiến tranh. Tổ chức Việt Minh phủ và các hội đoàn thể cứu quốc vừa ra đời thì ông đã sớm tham gia, cùng nhân dân làng Tân Đức, tổng Mỹ Đức (sau cách mạng tháng Tám đổi tên là xã Nhơn Mỹ) đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền mùa Thu năm Ất Dậu- 1945, và tiếp tục tham gia kháng chiến kiến quốc, chống giặc Pháp quay lại xâm lược nước ta.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, nước ta tạm chia hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam bàn giao cho đối phương. Cụ ông Nguyễn Đường là đảng viên chống Pháp nhưng sức khỏe yếu nên được bố trí ở lại miền Nam, người con trai cả là Nguyễn Dặm lên đường tập kết ra miền Bắc làm nhiệm vụ mới. 
Vừa mới tiếp quản, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực hiện chính sách trả thù hèn hạ những người kháng chiến cũ, gia đình có người thân đi tập kết, những người yêu nước đòi hiệp thương thống đất đất nước. Vợ chồng cụ Nguyễn Đường và Trương Thị Huấn thuộc đối tượng bị chúng thẳng tay àn áp dã man, ban đêm mang đèn chiếu ngủ giữ hàng rào ấp chiến lược ở rừng Ngang, không biết bao nhiêu lần bị bắt nhốt ở đình miễu, bị giam cầm trong  các nhà lao và bị tra khảo tàn nhẫn, khống chế o ép đủ điều.
Cắn răng chịu đựng, nung nấu lòng căm thù giặc, mẹ Nguyễn Thị Huấn cùng chồng vừa lo công việc đồng áng, vừa tảo tầng chạy chợ gần chợ xa nuôi bốn người con ở trong Nam khôn lớn, rồi các con của mẹ lần lượt nối tiếp tham gia kháng chiến. Người con trai thứ hai là Nguyễn Xuân Lộc, gia nhập bộ đội từ phong trào Đồng khởi, làm chính trị viên đại đội, đã anh dũng hy sinh vào ngày 26/11/1965 trong một trận chống quân Mỹ càn quét ở chiến trường Bình Định. Người con trai kề là Nguyễn Khắc Hòe, tiếp tục lên đường kháng chiến, công tác ở Ban Công thương Khu 5 và hy sinh vào ngày 10/2/1970 ở chiến trường Quảng Đà. Người con trai thứ tư là Nguyễn Khắc Hảo, xin cha mẹ tiếp tục lên đường cầm súng giết giặc trả thù nhà, làm chiến sỹ an ninh vũ trang huyện và anh dũng hy sinh vào ngày 28/12/1967 trong một trận chống quân Nam Triều Tiên càn quét vùng giải phóng quê nhà. 
Nỗi đau nối tiếp nỗi đau, hy sinh nối tiếp hy sinh, người con gái mà mẹ hết mực yêu thương là chị Nguyễn Thị Hạc, chưa tròn 18 tuổi đã tham gia du kích xã từ những ngày đầu của mùa xuân Đồng khởi 1965. Một sự trùng hợp rất đặc biệt và hiếm có là chị Hạc, một trong ba chiến sỹ gái cùng sinh ra, lớn lên ở xóm Tây, làng Tân Đức rồi cùng nhau vào du kích, cứu thương, chăm sóc, nuôi giấu thương binh, đều lập nhiều chiến công oanh liệt và anh dũng hy sinh cùng một ngày 27/6/1966 tại nơi chôn nhau cắt rốn. Đó là ba liệt sỹ: Trần Thị Kỷ, Nguyễn Thị Hạc và Nguyễn Thị Khanh, trong đó liệt sỹ Trần Thị Kỷ được truy phong Anh hùng lực lượng vũ nhân dân. 
Bốn người con cả trai lẫn gái lần lượt hy sinh đã là nỗi đau đứt ruột đứt gan không gì có thể bù đắp được, người cháu nội gái là chị Nguyễn Thị Thúy Triều (con liệt sỹ Nguyễn Khắc Hòe) tiếp tục lên đường cầm súng giết giặc trả thù cho người thân và hàng trăm đồng bào bị quân đánh thuê khát máu Nam Triều Tiên sát hại. Năm 1974, Đội công tác bị địch khui hầm bí mật ở Tân Kiều, ba cán bộ chiến sỹ nằm dưới công sự bung nắp hầm lên chiến đấu, hai người bị thương nặng là anh Trương Đình Khiêm giao bưu huyện đã hy sinh ngay tại miệng hầm, chị Thúy Triều bị địch kéo qua khu dồn Thiết Tràng rồi bắn chết để uy hiếp tinh thần nhân dân. Người con gái xinh đẹp làng Tân Đức hy sinh vào ngày 8/3 giữa mùa xuân năm Giáp Dần- 1974, mới vừa tròn 17 tuổi đời, chỉ còn một năm nữa là kết thúc chiến tranh. 
Nếu nói không có sự hy sinh nào bằng hy sinh xương máu, không có sự mất mát nào bằng mất người thân, thì sự hy sinh và mất mát của gia đình mẹ Trương Thị Huấn đã là huyền thoại. Một trong những gia đình có công lớn với cách mạng ở xã Nhơn Mỹ anh hùng, nơi có nhiều đối tượng chính sách nhất so với các xã- phường trong thị xã. Mẹ Nguyễn Thị Huấn được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt đầu tiên. Sự hy sinh vô bờ bến của mẹ đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng cao cả để cho quê hương, đất nước có được như ngày hôm nay.

Nguồn tin: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay132
  • Tháng hiện tại141,309
  • Tổng lượt truy cập3,401,182

1304/TB-UBND

Ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND thị xã Lê Hoài An tại cuộc họp nghe Phòng Quản lý đô thị và UBND các xã, phường báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch bê tông hóa giao thông nông thôn đến nay

Thời gian đăng: 12/08/2024

1299/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 30/7/2024

Thời gian đăng: 12/08/2024

293/BC-UBND

BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 năm 2024

Thời gian đăng: 05/08/2024

1205/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 17/7/2024

Thời gian đăng: 19/07/2024

1057/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 08/07/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây