Với mục đích triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ nông dân xây dựng và phát triển mô hình kinh tế hộ sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2021- 2025” của Ban Thường vụ Hội nông dân tỉnh Bình Định và đảm bảo phối hợp tốt với UBND thị xã, các ban ngành, đơn vị liên quan trong các hoạt động hỗ trợ nông dân SXKD Chuỗi giá trị; tạo ra hàng hóa an toàn, truy xuất được nguồn gốc, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững.
Tiến hành tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ, hội viên nông dân đảm bảo có kiến thức, kỹ năng xây dựng và thực hiện dự án SXKD theo hình thức Chuỗi giá trị; làm nòng cốt, lan tỏa trong phong trào nông dân tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, xây dựng giai cấp nông dân của các địa phương.
1. Kế hoạch triển khai với các nội dung cụ thể là:
- Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2023;
- Xác định các mô hình liên kết chuỗi giá trị hàng hóa nông sản:
- Chọn mô hình sản xuất, kinh doanh hỗ trợ và phối hợp hỗ trợ xây dựng ít nhất 02 mô hình (dự án) Hộ Nông dân SXKD theo hình thức Chuỗi giá trị; tổ chức triển khai, hội viên nông dân viết dự án tham gia Đề án của tỉnh và thành lập 15 tổ hợp tác, phối hợp xây dựng 02 sản phẩm có nhãn hiệu hàng hóa đạt OCOP.
- Tập huấn kiến thức, kỹ năng lập và triển khai dự án SXKD chuỗi giá trị cho Nông dân tham gia Đề án:
- Tổ chức các hội nghị gặp gỡ, liên kết, tháo gỡ khó khăn cho nông dân tham gia Đề án
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, thẩm định, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ, đơn vị tham gia Đề án hoàn thiện và triển khai dự án.
2. Đồng thời kế hoạch đã xác định nhiệm vụ cụ thể cho các cấp Hội trên địa bàn, trong đó
2.1. Trách nhiệm của Hội Nông dân thị xã
Báo cáo Cấp ủy, BCĐ 61 thị xã và UBND thị xã, chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn; chọn, cử cán bộ, hội viên nông dân tham gia Đề án đảm bảo yêu cầu đề ra.
Bám sát kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Hội nông dân tỉnh và tình hình thực tế, chủ trì, phối hợp với UBND thị xã, các ban, ngành, tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan để tổ chức các hoạt động triển khai kế hoạch, hoàn thành tốt các nội dung nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
Phối hợp với Ban Quản lý, Điều hành Đề án tỉnh tổ chức tốt các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về xây dựng và thực hiện dự án SXKD theo chuỗi; liên kết các DN, HTX, Nhà khoa học, Ngân hàng,.. hỗ trợ nông dân quá trình lập và triển khai dự án; đảm bảo nông dân có nhu cầu, nguyện vọng SXKD theo hình thức chuỗi giá trị đều được đăng ký, hỗ trợ.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, 6 tháng, 1 năm và đột xuất, nhất là những khó khăn vướng mắc cho Ban Thương vụ Hội Nông dân tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện Đề án, kế hoạch thực hiện năm 2023.
2.2. Nhiệm vụ của Hội Nông dân các xã, phường
Căn cứ Kế hoạch và tình hình thực tế báo cáo Cấp ủy, BCĐ 61 xã, phường, UBND cùng cấp, chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên nông dân về sự cần thiết SXKD theo chuỗi giá trị; chọn, cử cán bộ, hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh đăng ký, viết dự án tham gia Đề án cấp tỉnh đảm bảo các yêu cầu đề ra; đảm bảo 100% số HVND đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn viết dự án; được hỗ trợ xây dựng và triển khai dự án.