Về việc chủ động tăng cường tổ chức, triển khai, thực hiện đồng bộ, có hiệu qủa các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn thị xã
HST
2022-08-02T15:07:08+07:00
2022-08-02T15:07:08+07:00
https://annhon.binhdinh.gov.vn/vi/news/cac-tin-khac/ve-viec-chu-dong-tang-cuong-to-chuc-trien-khai-thuc-hien-dong-bo-co-hieu-qua-cac-bien-phap-phong-chong-dich-benh-dong-vat-tren-dia-ban-thi-xa-354.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Thị xã An Nhơn
https://annhon.binhdinh.gov.vn/uploads/logoannhon.png
UBND thị xã vừa ban hành văn bản chỉ đạo về việc chủ động tăng cường tổ chức, triển khai, thực hiện đồng bộ, có hiệu qủa các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn thị xã. Theo đó, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu:
1. Tiếp tục quán triệt, tổ chức triển khai, thực hiện đầy đủ các biện pháp tăng cường công tác tiêm phòng vaccine phòng bệnh và phòng, chống dịch bệnh vật nuôi: Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh ở đàn heo, Viêm da nổi cục ở trâu, bò và Lở mồm long móng gia súc tại các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và UBND thị xã An Nhơn đã ban hành.
2. Công tác thông tin truyên truyền
Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao và các Hội đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về sự nguy hiểm của dịch bệnh: Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh ở đàn heo, Viêm da nổi cục ở trâu, bò và Lở mồm long móng gia súc. Tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, bị bệnh, chết, không qua kiểm soát thú y. Thông tin những mô hình chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vật nuôi có hiệu quả để nhân rộng mô hình, hộ chăn nuôi đến tham gia học tập nhằm thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi tập trung, bền vững và hiệu quả kinh tế.
3. UBND các xã, phường:
- Phân công thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách địa bàn thôn, khu vực để tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng vaccine và phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục trâu, bò, Lở mồm long móng gia súc. Chủ động, sẵn sàng tổ chức tốt công tác phòng, chống dịch tại địa bàn thôn, khu vực. Giao trách nhiệm cho Trưởng thôn, khu vực và Thú y cơ sở theo dõi, báo cáo tình hình dịch bệnh vật nuôi trong vòng 24 giờ để phối hợp xử lý kịp thời tình hình dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng.
- Chú trọng công tác tiêm phòng vaccine Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục, đảm bảo gia súc, gia cầm được tiêm phòng đủ liều, đủ mũi và đạt tỷ lệ theo quy định. Hàng tháng, tiếp tục duy trì tiêm phòng vaccine Cúm gia cầm cho số gia cầm nuôi mới, tái đàn, chưa tiêm đủ mũi và vaccine Viêm da nổi cục cho số bê, nghé mới sinh, trâu, bò hết thời gian miễn dịch trong diện tiêm, chưa được tiêm phòng. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thị xã về kết quả tiêm phòng và công tác tổ chức phòng, chống dịch bệnh động, nhất là để xảy ra dịch bệnh do chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo.
- Triển khai công tác vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu độc theo lượng thuốc sát trùng Benkocid phân bổ, việc tiêu độc sát trùng
- Hướng dẫn chung về vệ sinh, khử trùng tiêu độc. Đồng thời, tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi thực hiện thường xuyên, định kỳ vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi.
- Chỉ đạo tổ chức triển khai công tác kê khai hoạt động chăn nuôi về loại, số lượng vật nuôi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi và tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định. Hàng tháng, tiến hành rà soát, tổng hợp số lượng đàn vật nuôi từng địa bàn thôn, khu vực để tổ chức quản lý, đánh giá tăng giảm đàn, báo cáo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp để theo dõi. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh nếu không có danh sách khai báo chăn nuôi, sẽ xem xét, không hỗ trợ. Đồng thời, rà soát các hộ nuôi chim Trĩ để hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh tiêu độc sát trùng, báo cáo kịp thời dịch bệnh phát sinh và hợp tác với Trưởng thôn, khu vực thú y cơ sở để xử lý kịp thời dịch bệnh.
. - Tích cực vận động các trang trại chăn nuôi đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, VietGAHP theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 1190/TB-BNN-VP ngày 02/3/2022 để tiến đến hình thành các chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.
- Củng cố đội ngũ dẫn tinh viên, mạng lưới thú y cơ sở trong hệ thống do xã, phường quản lý, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chăn nuôi và thú y. Đồng thời, tăng cường quản lý dẫn tinh viên, thú y hoạt động hành nghề tư nhân, xử lý các trường hợp không khai báo kịp thời tình hình dịch bệnh vật nuôi phát sinh và làm lây lan dịch bệnh ra diện rộng.
4. Phòng Kinh tế
- Tham mưu UBND thị xã trong chỉ đạo, điều hành công tác tiêm phòng vaccine phòng bệnh và phòng, chống dịch bệnh vật nuôi.
- Tổng hợp, báo cáo UBND thị xã về tình hình tổ chức quán triệt, triển khai, thực hiện của UBND các xã, phường, nhất là việc chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai, thực hiện.
5. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp
- Phân công viên chức phụ trách địa bàn xã, phường để tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, báo cáo, xử lý kịp thời tình hình phát sinh trong công tác tiêm phòng vaccine và phòng, chống dịch bệnh vật nuôi.
- Nhận, bảo quản, cấp phát và hướng dẫn sử dụng có hiệu quả các loại vaccine, hóa chất, vật tư, thiết bị trong công tác tiêm phòng vaccine và phòng, chống dịch bệnh vật nuôi.
- Phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định tăng cường giám sát, lấy mẫu gia súc, gia cầm để đánh giá hiệu quả vaccine trong tiêm phòng và xác định chủng, loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh.