Cầu Phụ Ngọc- chứng tích lịch sử

Thứ ba - 05/04/2022 14:04 876 0
Là cây cầu dài nhất nằm trên tỉnh lộ 636B hay còn gọi là đường Gò Bồi- Lai Nghi, thời Pháp thuộc gọi là đường 19. Cầu Phụ Ngọc (cũ) dài hơn 150 mét, 10 nhịp, nối đôi bờ hai xã Nhơn Khánh và Nhơn Phúc. Thời xa xưa nó mang cái tên cầu Phụng Ngọc như trong tác phẩm “Sông Côn mùa lũ” của nhà văn Nguyễn Mộng Giác có đoạn: “nghĩa binh Tây sơn qua cầu Phụng Ngọc tiến xuống đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn”. Đặc biệt, cây cầu như là chứng tích chiến tranh, từng ghi vào lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của chiến trường khu Tây ác liệt .
Ở vị trí rất đẹp, nằm song song bên dưới đập Bảy Yển, đập dâng lớn nhất An Nhơn điều tiết nước cho cả vùng hạ du, ngay ngả sông, tiếp giáp ba xã phía tây: Nhơn Phúc, Nhơn Khánh, Nhơn Mỹ, quanh năm nước chảy dưới chân cầu tung bọt trắng xóa. Trong chiến tranh đối phương cố giữ cây cầu trên tuyến đường huyết mạch phía tây, chúng cho xây dựng lô cốt kiên cố ở hai đầu cầu, thường xuyên bố trí từ một đến hai đại đội lính bảo an đóng chốt để khống chế hoạt động của cách mạng. Vừa chốt giữ hai đầu cầu, quân lính Việt Nam cộng hòa vừa thường xuyên tung ra cán quét lùng sục, đánh phá cơ sở và phong trào cách mạng ở các xã Nhơn Phúc, Nhơn Khánh, Nhơn Mỹ, Nhơn Lộc…gây cho cách mạng nhiều khó khăn, tổn thất.
Xác định vị trí quan trọng, lợi hại của cầu Phụ Ngọc, nên Huyện ủy chỉ đạo liên tục diễn ra các cuộc đấu tranh ba mũi giáp công: quân sự- chính trị- binh vận. Vừa tấn công vũ trang của bộ đội và du kích tạo thế cho quần chúng nổi dậy đấu tranh chính trị và binh vận, bao vây bứt chốt bứt đồn, kêu gọi binh lính rã ngũ bỏ súng về với gia đình. Cứ thế, tiến công để nổi dậy, nổi dậy để tiến công, quyện chặt ba mũi giáp công từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, ta đánh chiếm nhổ chốt, địch lại tổ chức phản kích tái chiếm, giằng co quyết liệt, càng về sau càng ác liệt, nhất là những năm 1970- 1972. 
Đặc biệt là cuộc đấu tranh với quy mô hơn một ngàn người của đội quân tóc dài ba xã Nhơn Mỹ, Nhơn Phúc, Nhơn Khánh bao vây bứt chốt đầu  cầu Phụ Ngọc kéo dài hơn một tuẫn lễ trong chiến dịch Xuân- Hè năm 1972. Được Thường vụ Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo, lực lượng đấu tranh tổ chức chặt chẽ từng trung đội, đại đội, có điểm, có diện, có lực lượng hậu cần lo cơm nước, cứu thương…Đoàn người xuất phát từ Nhơn Mỹ kéo qua sông, mỗi lúc một đông, rồi Nhơn Phúc kéo xuống, Nhơn Khành kéo lên bao vây chốt, dùng loa kêu gọi binh lính trong chốt không được bắn pháo cối vào làng gây thương vong cho người, gia súc, phá hoại mùa màng, binh lính hãy bỏ súng quay về với gia đình và nhân dân để khỏi bị quân giải phóng tấn công tiêu diệt như chiến trường phía bắc tỉnh. Ngày đầu mới vài trăm người tham gia, những ngày sau lực lượng được tiếp tục chi viện đến trên ngàn người, ngả ba sông người đông lớp trong lớp ngoài. Đông đảo anh em binh lính cầu an, muốn quay về với vợ con, nhưng bọn chỉ huy ngoan cố ra lệnh bắn vào đội hình đồng bào đấu tranh làm chết 5 người, bị thương 6 người. 
 Ban chỉ huy chiến dịch vừa lo tổ chức cứu chữa người bị thương, vừa tổ chức làm lễ truy điệu cho các chiến sỹ đội quân tóc dài đã anh dũng hy sinh. Như đổ thêm dầu vào lửa, lòng căm thù của đồng bào càng sục sôi, cuộc đấu tranh không những không chùn bước, mà tiếp tục diễn ra quyết liệt hơn. Ban ngày hàng ngàn người bao vây chốt, trong đó có cả những người thân của binh lính trong chốt đấu tranh trực diện với một đại đội lính bảo an. Ban đêm, đội vũ trang tuyên truyền gọi loa vào chốt loan tin chiến thắng của quân dân ta trên khắp các chiến trường, nhất là Hoài Ân, Hoài Nhơn, bắc Phù Mỹ…kêu gọi binh lính không gây tội ác nữa với nhân dân, để khỏi bị cách mạng trừng trị. Bọn chỉ huy liều lĩnh thúc ép binh lính từ trong đồn bắn ra, bộ đội ta dùng súng cối dội lửa vào chốt, trước sức tấn công của lực lượng vũ trang và biển người đội quân tóc dài bao quanh đấu tranh, đến ngày cuối cùng đại đội bảo an đã lặng lẽ bỏ chốt, rút lui vào hướng Nhơn Lộc.  
Quân lính chốt cầu Phụ Ngọc bứt rút là thắng lợi của phương châm đấu tranh ba mũi giáp công, hạn chế tổn thất cho cả hai bên, kéo theo sự tan rã bộ máy kèm kẹp của địch ở khu Tây, quân dân các xã Nhơn Khánh, Nhơn Mỹ, Nhơn Phúc…nổi dậy giải phóng, vây ép sát quận lỵ. Chi khu An Nhơn điều quân phản kích chiếm lại chốt đầu cầu Phụ Ngọc và ra sức càn quét đánh phá giành dân, lấn đất. Bước vào chiến dịch tổng công kích, tổng khởi nghĩa mùa Xuân- 1975, cầu Phụ Ngọc bị bộ đội và du kích đánh sập hai nhịp, cắt đứt giao thông ở phía tây, bao vây cô lập quận lỵ. Lực lượng ta tấn công tấn công trụ sở ngụy quyền xã Nhơn Phúc, giải thoát hơn một trăm cơ sở cách mạng bị địch giam giữ trong trụ sở, đồng bào các xã khu Tây nổi dậy làm chủ và phối hợp với các xã còn lại nổi lên giải phóng toàn huyện vào ngày 30/3/197, góp phần giải phóng cả tỉnh và hoàn toàn miền Nam.
Đất nước thống nhất, hai nhịp cầu Phụ Ngọc (cũ) được nối lại, nhưng cầu sử dụng một thời gian thì xuống cấp nặng do quá tải và tuổi thọ của cầu đã lâu. Đầu thế kỷ 21, cầu Phụ Ngọc (mới) được xây dựng kiên cố cách phía dưới cầu cũ 100 m. Cầu Phụ Ngọc (cũ) không còn sử dụng, nhưng vẫn giữ lại, nằm sóng đôi với cầu mới, một cầu là hình ảnh của giai đoạn đổi mới phát triển, một cầu là biểu tượng của thời trận mạc, chứng tích lịch sử kháng chiến oanh liệt, ghi bao chiến công của quân và dân khu Tây anh hùng.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng một thời máu lửa diễn ra trên cây cầu Phụ Ngọc (cũ) vẫn chưa phai mờ trong ký ức của thế hệ tham gia kháng chiến, góp phần giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Nguồn tin: Chính Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay2,648
  • Tháng hiện tại415,114
  • Tổng lượt truy cập4,370,623

2078/UBND

V/v thực hiện Văn bản số 9288/UBND-TH ngày 15/11/2024 của UBND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 26/11/2024

1771/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 26/11/2024

2090/UBND

v/v khảo sát đầu tư dự án cấp nước sạch trên địa bàn thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 26/11/2024

1769/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 21/11/2024

Thời gian đăng: 22/11/2024

1668/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, tuyến phố văn minh của các xã, phường

Thời gian đăng: 15/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây