Lò gạch nung tiết kiệm năng lượng

Thứ năm - 28/04/2022 13:04 1.414 0
Nhằm góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ và UBND tỉnh Bình Định trong việc xóa lò gạch, ngói nung thủ công trong năm 2012; sau khi tham dự Hội thảo khoa học tại Cty CP Biffa Bình Định, Phòng Kinh tế thị xã An Nhơn giới thiệu 2 lò nung gạch tiết kiệm năng lượng, hiệu suất đốt cao và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

          Hai lò nung gạch này thõa mãn được các yếu tố về vốn đầu tư của các chủ lò gạch hoặc nhóm hộ gia đình, mang lại hiệu quả khá cao, giải quyết được lực lượng lao động hiện đang tham gia sản xuất gạch thủ công trên địa bàn thị xã.

          1- Lò nung liên tục kiểu đứng:

          Lò nung liên tục kiểu đứng là loại lò nung theo nguyên tắc đốt lửa tại 1 vùng, gạch được di chuyển đến để nung (lửa tĩnh, gạch động), lò có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ những năm 2000, sau nhiều lần cải tiến lò liên tục kiểu đứng đã sản xuất được gạch có độ rỗng đến 50% khối lượng phù hợp với thị hiếu của địa phương.
 

Lò nung liên tục kiểu đứng phát triển sau lò tuynel nên đã áp dụng công nghệ lò tuynel cho loại lò này, nhiều khâu đã được cơ giới hóa như: Nung liên tục, nhập liệu, thu hồi sản phẩm …

          Thân lò có mặt cắt hình chữ nhật, cao 12 mét được chia làm 4 vùng, vùng sấy, vùng gia nhiệt, vùng nung và vùng làm nguội, lò được cách nhiệt, bên trong lót gạch samot.

          Gạch mộc được xếp trên đỉnh lò, từ từ di chuyển xuống đáy lò qua các vùng, không khí từ đáy lò di chuyển lên đỉnh lò.

          - Vùng sấy: Ở đỉnh lò nhiệt từ vùng nung đi lên sấy và làm khô gạch.

          - Vùng gia nhiệt: Nhiệt từ vùng nung đi lên gia nhiệt cho viên gạch.

          - Vùng nung: Ở giữa lò tại vùng này nhiệt độ đạt 700-1.000 0C nung chín viên gạch.

          - Vùng làm nguội: Ở đáy lò, không khí thổi vào làm nguội viên gạch sau khi nung và mang nhiệt cung cấp cho vùng nung, nhiệt độ gạch ra lò đạt 40-50 0C.

          Cả 4  giai đoạn nung gạch đề tận dụng nhiệt cho nhau, hạn chế thất thoát nhiệt ra môi trường, nhiên liệu cháy triệt để vì vậy tiết kiệm được năng lượng.

          Công suất mỗi lò 2 triệu viên/năm, nên xây 2, 3 lò ghép nhau để giảm giá thành và tận dụng được các thiết bị chuyển gạch vào lò.

          Lò nung liên tục kiểu đứng chỉ trộn than cám cho 40% số viên gạch, 60% viên gạch còn lại không cần trộn than.

          Số lượng than cám loại 5 cần thiết cho 1.000 viên gạch.

          Với 1.000 viên gạch chỉ cần trộn than 400 viên với lượng than là 40 kg.

          Giá thành đầu tư lò: 200 triệu đồng.

          Ưu khuyết điểm:

          - Ưu điểm:

          * Phù hợp với qui mô hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

          * Lượng khí thải thấp, hạn chế ô nhiễm môi trường.

          * Tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm diện tích đất xây lò .

          Khuyết điểm:

          * Gạch dễ bị bể trong quá trình nung nếu chưa khô (độ ẩm gạch vào lò dưới 8%).

          * Mặt bằng rộng để đủ diện tích phơi gạch.

          2- Lò nung liên tục kiểu nằm:

          Lò nung liên tục kiểu nằm hoạt động theo nguyên tắc gạch đứng yên, lửa di chuyển đến nung (gạch tĩnh, lửa động) được du nhập vào Việt Nam vào thập niên 60, đã được cải tiến nhiều qua quá trình sử dụng.

          Đặc điểm của lò nung liên tục kiểu nằm có nhiều khoang nung sản phẩm và nhiều cửa xuất nhập sản phẩm nằm ở 2 dãy, có van điều phối gió cho từng khoang vào ống khói trung tâm. Cửa đốt nằm trên nóc hoặc bên hông lò.

          Mỗi lò thông thường có 2 dãy, mỗi dãy có 10 đến 20 khoang, chiều dài từ 40 – 80 mét, bên ngoài xây gạch đỏ bình thường, bên trong là lớp cách nhiệt, trong cùng được xây gạch samot kiểm vòm cuốn.

          Gạch mộc được xếp vào ít nhất 7 khoang, nhiên liệu đốt được cấp từ nóc lò qua các cửa, mỗi lần đốt 1 khoang, điều chỉnh cưỡng bức dòng không khí nóng đến các khoang chứa gạch mộc khác, lần lượt đốt đến khoang thứ 2, 3 … thời gian đốt 5-6 giờ/cửa đốt, tổng thời gian đốt 3 ngày, sản lượng 4.000 viên gạch cho 1 khoang.

          Trong khi đốt các khoang này thì công nhân có thể ra lò hoặc nạp gạch mộc vào các khoang còn lại, tại khoang đang đốt có lắp nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong lò.

          Nhiên liệu đốt là mùn cưa, dăm bào, trấu, than …Nếu đốt trấu thì lượng trấu sử dụng là 0,08kg trấu/kg gạch (lò thủ công 0,6kg trấu/kg gạch).

          Kinh phí đầu tư : 900 triệu cho 1 lò có 26 khoang, năng suất 6 triệu viên gạch/năm.

          Ưu khuyết điểm:

          - Ưu điểm:

          * Tiết kiệm và đa dạng nhiên liệu đốt (tiết kiệm 30% so với lò thủ công).

          * Dễ vận hành.

          * Giảm thiểu ô nghiễm môi trường      

          * Tỷ lệ thu hồi gạch cao, gạch mộc vô lò không cần khô (dộ ẩm đạt 15%)

          - Khuyết điểm:

          * Chưa được cơ giới hóa cao.

          * Chi phí đầu tư lớn hơn lò nung liên tục kiểu đứng, phù hợp cho nóm hộ sản xuất kinh doanh.

          Qua tìm hiểu hai loại lò trên chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng để sản xuất gạch tại thị xã An Nhơn.

          Trong khuôn khổ bài viết ngắn có tính chất giới thiệu không thể nêu hết tính năng của 2 loại lò này, những tổ chức, cá nhân quan tâm tìm hiểu xin mời đến phòng Kinh tế hoặc Cty CP Biffa Bình Định để được tư vấn và giới thiệu chi tiết.

Trần Hữu Lĩnh - Phòng Kinh tế An Nhơn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây