Một vẻ đẹp bị lãng quên

Thứ hai - 18/11/2024 09:25 86 0
Chùa Nhạn Sơn (ở thôn Bắc Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn), không đơn thuần là một cơ sở thờ tự mà còn là nơi lưu giữ một số ký ức văn hóa, lịch sử của người Chăm, đặc biệt là 2 pho tượng Dvarapala niên đại thế kỷ XIII, mang đậm dấu ấn nghệ thuật điêu khắc Champa. Là sản phẩm của nền văn hóa Champa, nhưng việc tô vẽ theo hướng Việt hóa đã làm thay đổi ý nghĩa cả về tâm linh lẫn nghệ thuật của 2 pho tượng này.
Một vẻ đẹp bị lãng quên

Chùa Nhạn Sơn đã trải qua nhiều lần đổi tên, từ Thạch Tự Công đến Song Nghĩa Tự, và cuối cùng là Nhạn Sơn Linh Tự, nhưng người dân vẫn thường gọi là chùa Ông Đỏ Ông Đen - cách dân gian gọi tên hai pho tượng Dvarapala (Môn thần) thờ trong chùa, đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2019.

Vẻ đẹp nghệ thuật bị che lấp

Hai pho tượng Dvarapala cao khoảng 2,5 m (không tính phần đế chôn sâu), là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho phong cách điêu khắc Chăm từ thế kỷ XII - XIII.

Môn thần là thần bảo hộ, vì thế tượng được tạo tác theo hướng khiến không gian đặt tượng thêm linh thiêng, uy nghi. Các chi tiết trên khuôn mặt như đôi mắt lồi, đôi môi dày và cằm vuông vức truyền tải sức mạnh và sự trang nghiêm. Đôi mắt lớn, lồi - đặc trưng của nghệ thuật Chăm - mang lại vẻ sinh động và quyền uy. Đôi môi dày và cằm vuông nhấn mạnh sự cương nghị, tĩnh lặng, mạnh mẽ.

Búi tóc của tượng được chạm khắc cầu kỳ với các đường nét uốn lượn mềm mại nhưng đầy kiên định, như biểu tượng của trí tuệ và sức mạnh tinh thần, góp phần tăng thêm vẻ uy nghi. Trên sarong, các hoa văn tinh xảo - đường nét đối xứng, hình tam giác, vòng tròn xoắn - thể hiện tay nghề bậc thầy của nghệ nhân Chăm, hài hòa giữa con người và vũ trụ.

Tuy nhiên, lớp sơn đỏ, đen, vàng cùng các phụ kiện như râu và áo choàng đã che khuất vẻ đẹp tự nhiên vốn có của tượng. Những chi tiết điêu khắc tinh xảo bị lớp sơn dày phủ kín, khiến các đường nét nghệ thuật chìm khuất đi. Đôi mắt lớn và hoa văn trên sarong không còn nổi bật, làm người xem khó cảm nhận được vẻ đẹp nguyên bản. Ngay cả các đường nét tinh tế như hoa văn trên sarong hay vòng tay, vòng chân của tượng - biểu trưng cho tài năng của nghệ nhân Chăm - cũng bị che lấp, khiến tượng trở nên xa lạ, lạc lõng.

Việc tô vẽ, gắn râu và khoác áo cho hai bức tượng Dvarapala đã gây ra những hệ lụy sâu sắc, ảnh hưởng không chỉ đến giá trị nghệ thuật mà còn cả ý nghĩa tâm linh của chúng.

Trước đây, với vẻ đẹp nguyên bản, hai bức tượng là biểu tượng linh thiêng của người Chăm, thể hiện sức mạnh bảo hộ qua từng đường nét điêu khắc độc đáo. Tuy nhiên, lớp sơn đỏ, đen dày cùng với các phụ kiện như áo choàng và râu nhân tạo đã thay đổi hoàn toàn diện mạo, che lấp vẻ đẹp cổ kính và làm suy giảm giá trị nghệ thuật vốn có.

Nhiều nét đẹp điêu khắc của tượng Ông Đen (bên trái) và tượng Ông Đỏ bị nhiều lớp sơn, râu, mũ, áo, khăn... che khuất. Ảnh: TRỌNG NGHĨA

Hệ lụy từ việc tô vẽ

Những yếu tố ngoại lai khiến tượng trở nên xa lạ so với mục đích tạo tác ban đầu của tác giả, dễ gây ra sự hiểu lầm về nguồn gốc và chức năng. Điều này khiến tượng có nguy cơ bị nhìn nhận như món trang trí hơn là một bảo vật quốc gia.

Hơn nữa, lớp sơn dày và các phụ kiện như râu, áo còn tạo ra thách thức lớn cho việc bảo tồn lâu dài. Lớp sơn có thể gây hư hại cho bề mặt đá sa thạch, khiến quá trình phục hồi nguyên trạng trở nên khó khăn. Các chi tiết bổ sung này làm thay đổi bản chất của tượng, làm mất đi sự trung thực trong việc truyền tải kỹ thuật và ý nghĩa nghệ thuật ban đầu của điêu khắc Chăm.

Khôi phục giá trị nguyên bản của hai bức tượng là một nhiệm vụ bảo tồn đầy thách thức. Sự gắn bó sâu sắc của chúng trong đời sống tâm linh đã thành quen thuộc khiến việc sửa đổi hay loại bỏ lớp sơn trở thành vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên vì đây là bảo vật quốc gia nên có thể xem đây cũng là cơ hội để cộng đồng cùng nhau thảo luận và đưa ra các giải pháp bảo tồn hợp lý.

Từ câu chuyện về 2 bức tượng này, có thể thấy việc thực hiện các chương trình giáo dục về giá trị văn hóa và nghệ thuật Chăm là cần thiết, có thể nâng cao nhận thức trong cộng đồng. Thiết nghĩ ngành Văn hóa cần mời gọi sự tham gia của các chuyên gia có thể tạo ra những phương pháp bảo tồn phù hợp mà vẫn tôn trọng ý nghĩa tâm linh của các bức tượng. Sự đồng lòng và nỗ lực của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa sẽ không chỉ giúp phục hồi lại vẻ đẹp ban đầu của hai bức tượng mà còn khôi phục niềm tự hào văn hóa của người Chăm hài hòa trong cộng đồng dân cư địa phương.

***

Việc tô vẽ hai bức tượng tại chùa Nhạn Sơn, xuất phát từ mong muốn kết nối cộng đồng và tôn vinh di sản văn hóa. Tuy nhiên có lẽ đã đến lúc nhìn nhận lại vấn đề một cách thấu đáo hơn. Để gìn giữ di sản quý báu, cộng đồng cần nhạy bén trong việc nhận diện và tôn trọng các giá trị văn hóa, không để những thay đổi bên ngoài làm phai nhạt bản sắc và ý nghĩa của các tác phẩm nghệ thuật cổ.

Tác giả bài viết: LÊ TRỌNG NGHĨA

Nguồn tin: baobinhdinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng đảng
Hồ Chí Minh
Phòng chống thiên tai
Lịch làm việc
Cuộc thi tìm hiểu CCHC
Dịch vụ công trực tuyến
CSDLQG
Bộ thủ tục HC cấp huyện
TTHC CX
Cai cach hanh chinh
Công khai tài chính
Thông tin tuyển dụng
Giấy phép kinh doanh karaoke
Phap dien
Chuyển đổi số
Công khai danh sách cán bộ
Văn bản
Thư xin lỗi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay2,937
  • Tháng hiện tại411,771
  • Tổng lượt truy cập4,367,280

2078/UBND

V/v thực hiện Văn bản số 9288/UBND-TH ngày 15/11/2024 của UBND tỉnh Bình Định

Thời gian đăng: 26/11/2024

1771/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo các tồn tại, vướng mắc trong công tác BTGPMB một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã

Thời gian đăng: 26/11/2024

2090/UBND

v/v khảo sát đầu tư dự án cấp nước sạch trên địa bàn thị xã An Nhơn

Thời gian đăng: 26/11/2024

1769/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện đầu tư và công tác BTGPMB các công trình, dự án trên địa bàn thị xã ngày 21/11/2024

Thời gian đăng: 22/11/2024

1668/TB-UBND

THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND thị xã Lê Thanh Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, tuyến phố văn minh của các xã, phường

Thời gian đăng: 15/11/2024

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây