Trong những năm qua, các phong trào do Hội phụ nữ xã phát động đã phát huy được tinh thần cần cù, chịu khó, học tập, nâng cao tri thức, thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Chị Công là hội viên phụ nữ điển hình trong việc vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế bằng nghề làm chậu Mai, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định cuộc sống cho gia đình.
Sinh ra trong gia đình thuần nông, khi lập gia đình 2 vợ chồng đều khó khăn, chị Hồng Công luôn trăn trở suy nghĩ phải làm thế nào để phát triển kinh tế, có điều kiện để nuôi dạy con cái, sau nhiều năm mưu sinh với cuộc sống khó khăn, năm 2018 chị được Hội LHPN xã tín chấp với Ngân hàng CSXH thị xã vay nguồn vốn Giải quyết việc làm 30.000.000đ và cộng với chút vốn dành dụm được vợ chồng chị bắt tay vào nghề đúc chậu mai cảnh vừa thỏa mãn ý tưởng khởi nghiệp, thể hiện sự đam mê, cùng quyết tâm cao khởi nghiệp của bản thân.
Nhờ chịu thương chịu khó tìm tòi học hỏi, sau 3 năm làm nghề, chậu làm ra đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, được nhiều người biết đến mua. Thu nhập ổn định và tích lũy nên chị Công đã trả hết nợ cho Ngân hàng CSXH thị xã. Đến nay, Chị làm nghề đúc chậu được 7 năm, hiện mỗi tháng sản xuất được khoảng 100 - 150 chiếc chậu phục vụ thị trường trong xã và một số tỉnh, thành lân cận... Mỗi chiếc chậu sẽ có mức giá từ 45.000 đồng đến 65.000 đồng, tùy thuộc vào kích cỡ, kiểu dáng.
Để làm được một chiếc chậu mai xi măng đẹp đòi hỏi kỹ thuật, bí quyết riêng của người làm nghề; chị Công cho biết “Nước xi măng giúp mặt chậu thành phẩm mịn và đẹp hơn. Sau khi hoàn thiện phần thô, việc trang trí, sơn màu cho chậu phải làm cẩn trọng, tỉ mỉ. Người làm phải chú ý pha màu thật chuẩn để màu sắc không phai, bền đẹp, nước sơn không tróc, ố.. Nghề làm chậu Mai, không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật, nhưng rất cần sự tinh tế và sáng tạo, sản phẩm làm ra phải đạt được chất lượng bền lâu mới đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người trồng cây cảnh”
Với tay nghề lâu năm cộng với sự chịu khó học hỏi kinh nghiệm, hiện nay chị Công đã tạo ra những mẫu chậu mới lạ và đầy sáng tạo với hình dáng các loại cây:Mẫu mã đa dạng như: chậu vuông, lục giác, chậu mi ni, bầu dục...được thị trường ưa chuộng.
Chị Công cho biết thêm: “Nhu cầu sử dụng chậu có quanh năm, nhưng trong những dịp cận Tết và sau Tết, nhu cầu về mặt hàng chậu tăng lên rất nhiều, vì vậy cơ sở chị phải tăng ca mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường.Qua bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những người thợ những chiếc chậu xinh xắn, chất lượng lần lượt được ra đời phục vụ cho nhu cầu trồng hoa, cây kiểng của người dân. Tết Nguyên đán cũng là dịp để những người làm nghề sản xuất, kinh doanh chậu cây kiểng có thêm thu nhập cho gia đình. Có điều kiện kinh tế cho con ăn học thành đạt. Mỗi năm từ các khoản chi phí khác đã thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng”.
Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, hàng ngày chị còn chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con ăn học thành tài. hàng năm đều đạt gia đình văn hóa tiêu biểu. Chị là hội viên năng động, nhiệt tình và là tấm gương sáng để chị em noi theo. Thời gian đầu 2 con chị vào Đại Học, chi phí tăng nên 2 vợ chồng chị vay thêm nguồn vốn học sinh sinh viên để nuôi con ăn học đến nơi đến chốn. Đứa con đầu của chị học Đại học Viện Kiểm sát đã ra trường, có công ăn việc làm ổn định tại TP. Hồ Chí Minh. Đứa con thứ 2 học Đại học Luật ra trường có việc làm tại Tòa án Huyện Tây Sơn. Hiện nay chị đã trả hết nguồn vốn vay của Ngân hàng và các con đã có công ăn việc làm ổn định.
Thời điểm này, những người làm chậu cây cảnh trong xã Nhơn Phong, nhất là ở các làng nghề cây cảnh tất bật vào vụ sản xuất để kịp cung ứng ra thị trường các loại chậu phục vụ người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Dù tất bật với công việc gia đình, thế nhưng chị vẫn luôn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Chi hội Phụ nữ thôn và Hội LHPN xã; chị luôn gương mẫu tham gia các phong trào ở địa phương, gia đình chị liên tục được nhận danh hiệu gia đình văn hóa. Bản thân chị Công cũng là một hội viên phụ nữ rất nhiệt tình với công tác Hội, luôn tham gia nhiệt tình trong phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của thôn.
Với sự cần cù, chịu khó bám nghề để khởi nghiệp, chị Công không những làm giàu cho gia đình mà còn đóng góp cho xã hội. Tấm gương chịu thương chịu khó vượt qua hoàn cảnh vươn lên làm kinh tế giỏi của chị, xứng đáng để chị em phụ nữ trên địa bàn mạnh dạn học và làm theo, dần tạo thành phong trào thi đua “Sản xuất giỏi”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Gia đình văn hóa” nhiều năm liền của địa phương./.
Tác giả bài viết: Hội LHPN thị xã An Nhơn
Ý kiến bạn đọc