UBND thị xã vừa ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn thị xã năm 2025. Theo đó:
1. Mục đích
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động; tỷ lệ qua đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã năm 2025 và những năm tiếp theo. - Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ cận nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo nghề của thị xã gắn với nhu cầu thị trường lao động. - Định hướng cho các ngành, UBND các xã, phường và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thị xã về công tác tuyển sinh, đào tạo trong năm 2025.
- Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về Chương trình MTQG giảm nghèo, về giáo dục nghề nghiệp và việc làm cho người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thu nhập thấp, tạo điều kiện để tiếp cận việc làm, có thu nhập ổn định vươn lên thoát nghèo.
2. Đối tượng đào tạo: Đối tượng đào tạo là lao động nông thôn; lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.
3. Ngành nghề đào tạo: Đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng Tập trung đào tạo các nghề phù hợp với điều kiện kinh tế của thị xã; các nghề dễ tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm, thu hút lao động, tập trung một số ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương.
4. Địa bàn thực hiện: Tổ chức triển khai đào tạo ở các xã, phường. Trong đó, tập trung: Các khu vực còn nhiều hộ cận nghèo. Các khu vực có tỉ lệ phi nông nghiệp còn thấp.
5. Thời gian thực hiện Bắt đầu từ tháng 3 năm 2025.
6. Tổ chức thực hiện
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã (cơ quan Thường trực của thị xã): Chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, hội đoàn thể liên quan của thị xã và Ủy ban nhân dân các xã, phường triển khai tổ chức thực hiện đào tạo nghề từ nguồn Chương trình MTQG giảm nghèo, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, tổ chức kiểm tra, giám sát, lựa chọn các ngành, nghề đào tạo phù hợp với các xã, phường, tham mưu UBND thị xã chỉ đạo triển khai thực 4 hiện; phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã và một số Trung tâm đào tạo khác để tổ chức các lớp phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động. Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã: Tổng hợp nắm chắc số lao động cận nghèo, mới thoát nghèo, lao động thu nhập thấp, lao động có khả năng lao động có nhu cầu học nghề để tổ chức đào tạo đúng đối tượng. Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã, các cơ quan, ban, ngành, hội đoàn thể liên quan của thị xã và Ủy ban nhân dân các xã, phường lựa chọn các ngành, nghề đào tạo phù hợp với địa phương và nhu cầu cầu của người lao động, kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo. 3. Phòng Nội vụ thị xã Phối hợp với UBND các xã, phường, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thị xã tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại địa phương để tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã: Căn cứ kế hoạch của thị xã khảo sát tuyển sinh; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể thị xã liên quan và UBND xã, phường tổ chức đào tạo nghề có chất lượng nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và chịu trách nhiệm pháp lý trước UBND thị xã; Ưu tiên đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp và tập trung ở các xã xây dựng Nông thôn mới nâng cao, các xã lên phường. Tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho học viên sau học nghề, phấn đấu trên 90% lao động sau khi học nghề được kết nối việc làm. Thực hiện việc hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề đúng đối tượng, đúng định mức theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh.
- UBND các xã, phường: Tiếp tục tuyên truyền, vận động phối hợp các cơ quan, ban, ngành, hội đoàn thể phổ biến các chính sách về đào tạo nghề để các đối tượng lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu học nghề tham gia. Tổng hợp, lập danh sách đăng ký các nghề theo các loại hình và ngành học phù hợp với nhu cầu, đối tượng của địa phương, gửi danh sách về Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã. Phối hợp với Phỏng Nội vụ thị xã, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thị xã tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại địa phương để truyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.